Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định 70 năm 2025

NỘI DUNG CHÍNH

Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định 70 năm 2025
Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định 70 năm 2025

Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 70 năm 2025 có hiệu lực từ ngày 01/6/2025.

A. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có kết nối từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP – đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2025) – các đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử thông qua máy tính tiền được quy định cụ thể như sau:

“Điều 11. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

  1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 51 có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trong đó có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); ăn uống; nhà hàng; khách sạn; dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim, dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo quy định về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.”

Theo Nghị định số 70/2025/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP), từ ngày 01 tháng 6 năm 2025, các đối tượng sau đây sẽ phải áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền:

Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:

(i) Áp dụng đối với các hộ và cá nhân kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Quản lý thuế năm 2019, có doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên.

“Điều 51. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế – Luật Quản lý thuế 2019

  1. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

  1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.”

(ii) Những hộ và cá nhân kinh doanh được cơ quan thuế quản lý trực tiếp, có nghĩa vụ thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định tại khoản 2 Điều 90 và khoản 3 Điều 91 của Luật Quản lý thuế 2019.

“Điều 90. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử – Luật Quản lý thuế 2019

  1. Trường hợp người bán có sử dụng máy tính tiền thì người bán đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ – Luật Quản lý thuế 2019

  1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật này và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.”

Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp thuộc diện sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau:

  • Doanh nghiệp thực hiện hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trong đó có hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng (chẳng hạn như trung tâm thương mại, siêu thị, các cơ sở bán lẻ – ngoại trừ các mặt hàng như ô tô, mô tô, xe máy và các loại phương tiện cơ giới khác).
  • Hoạt động kinh doanh ăn uống.
  • Kinh doanh nhà hàng.
  • Dịch vụ lưu trú khách sạn.
  • Dịch vụ vận tải hành khách.
  • Các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ.
  • Dịch vụ biểu diễn nghệ thuật.
  • Các loại hình vui chơi, giải trí.
  • Hoạt động chiếu phim.
  • Các dịch vụ phục vụ cá nhân khác được quy định trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Tóm lại, Nghị định số 70/2025/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2025, đã bổ sung những quy định chi tiết liên quan đến các trường hợp bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, làm rõ hơn so với nội dung tại Điều 11 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

B. Điều chỉnh về thời điểm lập hóa đơn kể từ ngày 01/6/2025 theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP

Nghị định số 70/2025/NĐ-CP đã có sự điều chỉnh liên quan đến thời điểm lập hóa đơn, áp dụng từ ngày 01 tháng 6 năm 2025. Cụ thể, quy định mới đã thay đổi mốc thời gian lập hóa đơn đối với một số loại hình dịch vụ có khối lượng lớn, phát sinh thường xuyên như: điện, nước; các hoạt động cho vay; hoạt động tìm kiếm, khai thác và chế biến dầu thô; dịch vụ khám và điều trị bệnh,… Đồng thời, Nghị định cũng bổ sung quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với một số lĩnh vực kinh doanh đặc thù như: bảo hiểm, xổ số, casino và trò chơi điện tử có thưởng.

Liên hệ ngay Zalo 0867 239 945 hoặc 0345 161 539 để được tư vấn miễn phí và cập nhật sớm nhất các thay đổi liên quan đến hóa đơn điện tử!

BEEWOW ACC 

ĐỒNG HÀNH – PHÁT TRIỂN

Xem thêm:

 Thay đổi về thời điểm lập hóa đơn từ ngày 01/6/2025 theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP

Nghị định 70/2025/NĐ-CP

 

 

Điền thông tin chi tiết để được tư vấn!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Shopping Basket