Việc thay đổi thông tin trên giấy phép kinh doanh là một nhu cầu tất yếu của hầu hết doanh nghiệp trong suốt thời gian hoạt động. Tuy nhiên, để thay đổi bất kỳ một nội dung nào trên giấy phép cũng cần phải thực hiện khá nhiều bước và chuẩn bị nhiều hồ sơ liên quan. Vì vậy, Beewow sẽ giúp Quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những nội dung thường thay đổi trên giấy phép kinh doanh là gì, những điểm cần lưu ý.
Chuyển đổi địa chỉ được xem là một trong những nội dung được điều chỉnh nhiều nhất trong giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông thường, chuyển đổi địa chỉ trụ sở chính, địa điểm đăng ký kinh doanh, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh có các hình thức như sau: đổi địa chỉ cùng quận, đổi địa chỉ khác quận, đổi địa chỉ khác tỉnh.
– Nếu đổi địa chỉ cùng quận (cùng cơ quan quản lý thuế) chỉ cần đổi giấy phép kinh doanh.
– Nếu đổi địa chỉ khác quận hoặc khác tỉnh: cần hoàn thành hồ sơ chuyển cơ quan quản lý thuế trước, nộp hồ sơ thay đổi địa chỉ lên Sở KH & ĐT, sau đó đổi mẫu con dấu (nếu con dấu có ghi tên quận)
Có 02 hình thức thay đổi ngành nghề kinh doanh là: bổ sung ngành nghề hoặc giảm ngành nghề đã đăng ký.
Tuy việc thay đổi ngành nghề không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư, cũng như cơ cấu quản lý doanh nghiệp, nhưng có 02 điều cần lưu ý là:
– Điều chỉnh bổ sung ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trước khi hoạt động kinh doanh.
– Điều chỉnh ngành nghề ảnh hưởng đến cách tính thuế của doanh nghiệp (đặc biệt các lĩnh vực được ưu đãi thuế).
Tên doanh nghiệp gồm 3 loại: tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Công ty có thể cả 3 tên hoặc thay đổi một trong các tên, miễn sao vẫn đảm bảo đúng quy định về cách đặt tên).
Sau khi thay đổi tên, công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi với cơ quan BHXH, ngân hàng, thuế (hóa đơn điện tử, thông tin khai thuế điện tử), thông tin chữ ký số, v.v.
>>> Tham khảo: Đặt tên công ty và những điều cần lưu ý
Doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau khi thực hiện việc thay đổi này:
– Quyền và nhóm quyền quyết định liên quan đến tỷ lệ góp vốn.
– Trường hợp điều chỉnh mà không có sự thống nhất 100% tỷ lệ góp vốn.
– Việc thu và nộp thuế TNCN của bên bán (nếu có).
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, việc thay đổi người đại diện theo pháp luật có vài điểm khác với luật cũ như sau:
– Điều kiện về thẩm quyền: Chủ tịch công ty/HĐTV nếu là Công ty TNHH 2 thành viên/ĐHĐCĐ nếu là Công ty Cổ phần (nếu Công ty Cổ phần mà trong Điều lệ không ghi thông tin của Người đại diện theo pháp luật thì thẩm quyền thuộc về HĐQT).
– Điều kiện về số lượng người đại diện pháp luật là không có giới hạn, chỉ giới hạn tối thiểu một người.
Khi có sự thay đổi này, doanh nghiệp cần lưu ý đến quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện pháp luật (nếu có), để tránh việc chồng chéo trách nhiệm cũng như nghĩa vụ.
Thông thường thủ tục tăng vốn sẽ đơn giản hơn thủ tục giảm vốn điều lệ.
Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi điều chỉnh vốn điều lệ:
– Điều kiện tăng, giảm vốn điều lệ
– Thời điểm góp vốn điều lệ
– Tài sản góp vốn khi tăng vốn điều lệ
– Hình thức tăng, giảm vốn điều lệ
– Số lượng thành viên sau khi tăng, giảm vốn điều lệ
– Bậc thuế môn bài
– Tỷ lệ góp vốn khi việc tăng, giảm vốn không đồng đều.
Hợp lý, không phát sinh chi phí so với thỏa thuận, luôn có ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết.
Tiết kiệm thời gian đi lại của khách hàng (trình ký, giao nhận hồ sơ tận nhà, không cần đi công chứng, không cần đến Sở Kế hoạch & Đầu tư), thực hiện hồ sơ nhanh chóng.
Beewow cung cấp trọn gói tất cả những việc doanh nghiệp cần thực hiện theo pháp luật hiện hành.
Quy trình chặt chẽ, khoa học và luôn được cải tiến nhằm hướng đến sự thuận tiện cho khách hàng.
Có đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt tình 24/7, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thuế, hướng dẫn doanh nghiệp mới thực hiện đúng với tình hình thực tế và đúng quy định.
Đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành và thường xuyên được bồi dưỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm, đừng ngần ngại liên hệ số hotline 0345.161.539 hoặc 0934.049.636, để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Beewow cam kết thực hiện
– Kiểm soát rủi ro thuế chủ động
– Kế hoạch tối ưu chi phí thuế chủ động
– Chịu trách nhiệm khi sai sót
– Hỗ trợ dữ liệu suốt đời