Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

NỘI DUNG CHÍNH

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp trước khi thành lập cần nắm được các nội dung quy định về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Hãy cùng Beewow tìm hiểu về chủ đề này nhé!

1. Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp là hình thức và cơ cấu doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp và một số văn bản hướng dẫn công nhận. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một trong những bước bạn cần thực hiện khi muốn chuyển đổi loại hình kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp mới.

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 ngày 01/01/2021 quy định về các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn

Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

2.1. Công ty TNHH một thành viên

– Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức, cá nhân làm chủ sở hữu (gọi tắt là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

– Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp chuyển đổi sang công ty cổ phần.

– Công ty TNHH một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các quy định liên quan khác, thực hiện việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định.

– Về cơ cấu tổ chức quản lý:

  • Công ty TNHH một thành viên do một tổ chức làm chủ sở hữu và quản lý, điều hành theo một trong hai mô hình: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Công ty có chủ sở hữu là doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban kiểm soát theo quy định, các trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ làm việc, miễn nhiệm, cách chức, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện theo quy định.
  • Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

2.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có số lượng thành viên từ 2 đến 50 người là tổ chức, cá nhân. Thành viên trong phạm vi số vốn đã góp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp (trừ một số trường hợp bao gồm: thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của thành viên bằng vốn góp được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ góp đủ vốn theo quy định). Trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp của thành viên, thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm theo tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết với các nghĩa vụ tài chính công ty. Chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên theo quy định.

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần (trừ trường hợp chuyển đổi sang công ty cổ phần).

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật được phát hành trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định.

– Về cơ cấu tổ chức quản lý:

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước, do đó, cần phải thành lập Ban kiểm soát (trường hợp khác công ty tự quyết định).

>>> Bài viết tham khảo:

  1. Những điều cần biết về điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp
  2. Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Cần Thơ
  3. Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hậu Giang

3. Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

– Cổ phần là phần vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, có ít nhất 03 người và không hạn chế số lượng thành viên.

– Trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

– Cổ đông có quyền chuyển nhượng tự do cổ phần của mình cho người khác, không bao gồm các trường hợp:

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể chuyển nhượng tự do cho cổ đông sáng lập khác. Nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông thì có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập. Đối với trường hợp này, cổ đông sáng lập không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần.

Như vậy, trừ trường hợp nêu trên và trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần được quy định tại Điều lệ công ty thì cổ phần có thể được chuyển nhượng tự do. Nếu việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần có trong Điều lệ công ty thì các quy định chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần được phép phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty

– Về cơ cấu tổ chức quản lý:

Công ty cổ phần (trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác) được phép lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình như sau:

  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp số cổ đông của công ty cổ phần ít hơn 11 người và cổ đông là tổ chức nắm giữ dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không cần thành lập ban kiểm soát;
  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị  là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

4. Công ty hợp danh

– Công ty hợp danh là doanh nghiệp:

  • Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty hợp danh không phát hành chứng khoán dưới bất kỳ hình thức nào.

5. Doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản.

– Doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành chứng khoán dưới bất kỳ hình thức nào.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không thể đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

– Doanh nghiệp tư nhân không có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hay công ty cổ phần.

– Về quản lý doanh nghiệp tư nhân:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Việc sử dụng lợi nhuận sau thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp trên tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là nội dung mới nhất về các loại hình doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành. Các bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra lựa chọn phù hợp nhất đối với nhu cầu của bản thân. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập mới hoặc thay đổi loại hình, vui lòng liên hệ hotline 0345.161.539 hoặc 0934.049.636 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Điền thông tin chi tiết để được tư vấn!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Shopping Basket