Các sai phạm liên quan thuế Thu nhập cá nhân

NỘI DUNG CHÍNH

Các sai phạm thường gặp:

  • Doanh nghiệp không khấu trừ hoặc có khấu trừ nhưng không thực hiện khai thuế TNCN khi chi trả thu nhập từ đầu tư vốn; lãi vay cá nhân; chi hoa hồng cho cá nhân.
  • Kê khai thiếu thuế TNCN của thu nhập nhân viên đại lý
  • Không thực hiện khấu trừ thuế đối với các hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc tính thuế và khấu trừ chưa chính xác.
  • Xác định chưa chính xác khoản giảm trừ gia cảnh.
  • Xác định thiếu thu nhập tính thuế từ các khoản lợi ích không bằng tiền mà người lao động được hưởng..
  •     Sai phạm về việc kê khai báo cáo quyết toán năm.

Không khai thuế thay, nộp thuế thay đối với khoản thưởng khuyến mại, chiết khấu thương mại cho hộ khoán

Tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hướng dẫn:

“Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng  tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ khoán theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ được thực hiện kể từ ngày 01/8/2021 (hiệu lực của Thông tư số 40/2021/TT-BTC):

  1. Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm:

“đ) Tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định.”

+ Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chỉ hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán có tỷ lệ tính thuế GTGT là 1%, thuế suất thuế TNCN là  0,5%

+ Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chỉ hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán gắn với mua hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT có thuế suất thuế TNCN là 0,5%.

(Công văn số 2849/CT-TTHT ngày 07/10/2021 của Cục thuế tỉnh Long An)

Khoản tiền thưởng lao động tiên tiến phải đóng thuế TNCN? 

Quy định tại thông tư 111/2013/TT/BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:

“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

… 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được tù người sử dụng lao động, bao gồm:..

  1. e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:

e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể: e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.”

→ Theo đó, khoản tiền thưởng kèm theo danh hiệu Lao động tiên tiến do nhà nước khen thưởng thì không phải tính vào thu nhập chịu thuế cá nhân.

Công ty A đã giải thể, trong năm 2019 có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì tở chức trả thu nhập có phải thực hiện quyết toán thuế TNCN không?

Theo khoản 1, Điều 21 Thông tư số 92 năm 2015 của Bộ Tài chính thì đối với trường hợp tổ chức trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân thì tổ chức trả thu nhập không phải thực hiện quyết toán thuế Thu nhập cá nhân, mà chỉ phải cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động.

Công ty A có  trường hợp người lao động nghỉ việc vào ngày 01/01/2018, người này cam kết không có bất kỳ thu nhập nào khác ngoài lương trên nên muốn ủy quyền cho công ty quyết toán thay. Công ty A có được nhận ủy quyền quyết toán cho người lao động này không?

Căn cứ theo tiết a.4.1 điểm 3 điều 21 TT 92/2015/TT-BTC hướng dẫn về ủy quyền quyết toán thuế thì: “Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền chotổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm.

→ Trường hợp người lao động tại Công ty bạn đã nghỉ từ tháng 12/2019 thì tại thời điểm quyết toán (tháng 03/2020) người lao động được coi là không còn làm việc tại tổ chức chi trả đó nữa, thì tổ chức chi trả sẽ không có đầy đủ thông tin để xử lý hoàn thuế hoặc nộp thêm sau quyết toán (nếu có) phát sinh. Do vậy, Công ty bạn không được nhận ủy quyền quyết toán thay cho người lao động đã nghỉ việc từ tháng 12/2019

Trợ cấp thôi việc

Trợ cấp thôi việc vượt mức luật quy định sẽ phải chịu thuế TNCN căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 điều 2 thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

  1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

  1. b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

→ Như vậy, trường hợp NLĐ nhận được khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc theo đúng mức quy định thì không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân. Ngược lại, nếu khoản tiền trợ cấp thôi việc NLĐ nhận được cao hơn mức quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì phần vượt quá sẽ phải chịu thuế TNCN.

Công văn số 70182/CT-TTHT ngày 19 tháng 10 năm 2018 hướng dẫn về thuế TNCN đối với các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp:

→ Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp Đơn vị chi trả thêm các khoản trợ cấp (trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp) ngoài các khoản trợ cấp theo quy định của Luật lao động và Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho người lao động khi kết thúc hợp đồng lao động thì:

– Trường hợp Đơn vị chi trả cho người lao động trước khi chấm dứt Hợp đồng lao động thì Đơn vị tổng hợp cùng với các khoản thu nhập từ tiền lương tiền công phát sinh trong kỳ để khấu trừ theo biểu lũy tiến từng phần.

– Trường hợp sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động nếu khoản chi cho người lao động từ hai triệu (2.000.000 đồng trở lên thì Đơn vị khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% khi chi trả.

Hỗ trợ tài chính cho lao động nghỉ việc có phải khấu trừ thuế TNCN:

→ “Trường hợp Công ty đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, theo quy định Điều 44, Điều 48 và Điều 49 Bộ Luật lao động 2012 thì Công ty không có nghĩa vụ phải trả trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc trong thời gian đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp. Khoản tiền “hỗ trợ tài chính” (06 tháng lương) của Công ty không phải là trợ cấp mất việc làm, không phải trợ cấp thôi việc, không thuộc diện thu nhập được miễn thuế TNCN. Đây thực chất là một khoản trợ cấp thêm, nằm ngoài, cao hơn chế độ trợ cấp mà Bộ Luật lao động quy định. Do vậy, khoản tiền này thuộc đối tượng chịu thuế TNCN”

Chi trả các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động

Chi trả các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động (ký hợp đồng lao động với công ty từ 03 tháng trở lên) khi chấm dứt hợp đồng lao động có phải đóng thuế TNCN không?

Theo công văn số 45749/CT-TTHT ngày 02 tháng 7 năm 2018 hướng dẫn cách tính và kê khai QTT TNCN:

→ Sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động, nếu Ngân hàng chi trả thêm các khoản hỗ trợ tài chính, phụ cấp, trợ cấp thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân cho người lao động thì thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% đối với các khoản chi từ 2.000.000 đồng trở lên theo hướng dẫn tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên.

Lương tăng ca có được miễn thuế TNCN?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

Quy định các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân như sau:

  1. i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.”.

→ Theo đó, tiền làm thêm giờ được miễn thuế thu nhập cá nhân nhưng không được miễn toàn bộ mà chỉ miễn thuế đối với phần thu nhập được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc trong giờ theo quy định Bộ luật Lao động

Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định Bộ luật Lao động là 30.000 đồng/giờ.

–   Công ty quy định người lao động làm thêm giờ vào ngày thường được trả 50.000 đồng/giờ. Khi đó thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân là 50.000 đồng/giờ – 30.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ

–       Công ty quy định người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ được trả 70.000 đồng/giờ. Khi đó thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân là:

70.000 đồng/giờ – 30.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ

Tiền ăn ca trả bằng phiếu ăn được miễn thuế TNCN

Căn cứ theo khoản 2 điều Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: “g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Mức chi tối đa tiền ăn giữa ca hiện tại không tính thu nhập chịu thuế TNCN: 730.000 đồng/tháng (khoản 4 Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội).

Khoán chi mức phụ cấp: điện thoại, văn phòng phẩm, công tác phí, trang phục…cố định hàng tháng

–   Nếu các khoản chi này cho người lao động được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, và mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản khoán chi này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

–   Nếu các khoản chi này chi cho người lao động cao hơn mức khoán chi thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

–       Riêng mức khoán tối đa chi trang phục chi bằng tiền hiện tại không tỉnh thu nhập chịu thuế TNCN: 5.000.000 đồng/ năm.

Chi tiền thuê nhà cho người lao động trong lương

 Công văn số 3390/CT-TTHT ngày 14/4/2016 của Cục Thuế TP. HCM “Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”

→ Trường hợp công ty chi tiền cho người lao động để họ trực tiếp ký hợp đồng và thanh toán với chủ nhà thì toàn bộ khoản phụ cấp tiền nhà này phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN để tính thuế TNCN theo quy định., kể cả phần vượt 15% tổng thu nhập chịu thuế.

Khoản chi trả tiền học phí của con người nước ngoài làm việc tại công ty Việt Nam

Công văn 4677/CT-TTHT ngày 10/02/2017 của Cục thuế Hà Nội về việc công ty chi trả tiền tiền nhập học đầu năm, tiền xe buýt đưa đón, tiền ăn cho con người nước ngoài:

Trường hợp Công ty có chi trả hộ tiền học phí, tiền nhập học đầu năm, tiền xe buýt đưa đón, tiền ăn…. cho con của người lao động là người nước ngoài đang theo học tại Việt Nam thì khoản tiền học phí theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được ghi trong hợp đồng lao động có hóa đơn chứng từ theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN khi tính thuế TNCN. Các khoản chi phí tiền nhập học đầu năm, tiền xe buýt đưa đón, tiền ăn…. cho con của người lao động không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN khi tính thuế TNCN

Câu hỏi: Công ty A có chi trả khoản học phí học tại Việt Nam cho con riêng của vợ trưởng văn phòng đại diện (là người nước ngoài) thì khoản học phí này có phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không?

Theo quy định tại điểm g, khoản 2, điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 thì: “Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau: Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngooài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.”. Ngoài ra, quy định tại khoản 1, điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014: “Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông

Chi tiền thuê nhà cho người lao động trong lương

 Công văn số 3390/CT-TTHT ngày 14/4/2016 của Cục Thuế TP. HCM “Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”

→ Trường hợp công ty chi tiền cho người lao động để họ trực tiếp ký hợp đồng và thanh toán với chủ nhà thì toàn bộ khoản phụ cấp tiền nhà này phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN để tính thuế TNCN theo quy định., kể cả phần vượt 15% tổng thu nhập chịu thuế.

Khoản chi trả tiền học phí của con người nước ngoài làm việc tại công ty Việt Nam

Công văn 4677/CT-TTHT ngày 10/02/2017 của Cục thuế Hà Nội về việc công ty chi trả tiền tiền nhập học đầu năm, tiền xe buýt đưa đón, tiền ăn cho con người nước ngoài:

Trường hợp Công ty có chi trả hộ tiền học phí, tiền nhập học đầu năm, tiền xe buýt đưa đón, tiền ăn…. cho con của người lao động là người nước ngoài đang theo học tại Việt Nam thì khoản tiền học phí theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được ghi trong hợp đồng lao động có hóa đơn chứng từ theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN khi tính thuế TNCN. Các khoản chi phí tiền nhập học đầu năm, tiền xe buýt đưa đón, tiền ăn…. cho con của người lao động không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN khi tính thuế TNCN

Câu hỏi: Công ty A có chi trả khoản học phí học tại Việt Nam cho con riêng của vợ trưởng văn phòng đại diện (là người nước ngoài) thì khoản học phí này có phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không?

Theo quy định tại điểm g, khoản 2, điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 thì: “Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau: Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngooài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.”. Ngoài ra, quy định tại khoản 1, điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014: “Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông

→ Công văn số 40222/CTHN-TTHT ngày 16/08/2022, Cục thuế Hà Nội

–   Quà tặng cho cán bộ nhân viên mang tính chất tiền lương, tiền công quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì giá trị quà tặng được tính vào thu nhập chịu thuế tiền lương, tiền công của người lao động.

–   Quà tặng không thuộc các khoản quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư SỐ 111/2013/TT-BTC thì không thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân từ nhận quà tặng

–   Người lao động nhận được khoản thưởng bằng hiện vật do tham gia các trò chơi, cuộc thi có thường và các hình thức trắng thường khác của Công ty tổ chức thi được xác định là thu nhập từ trúng thưởng theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC

Chi phí công tác cho chủ công ty TNHH MTV

– Căn cứ Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc khẩu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Giám đốc điều hành đồng thời là chủ Công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) được Công ty thanh toán khoản tiền vé máy bay và tiền lưu trú khách sạn tại Việt Nam nếu được quy định tại Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty là khoản có tính chất tiền lương, tiền công thì:

– Về thuế TNCN: khoản lợi ích mà chủ Công ty nhận được nêu trên không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của chủ Công ty.

– Về thuế TNDN, thuế GTGT: Công ty không được khấu trừ thuế GTGT, không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN của Công ty khoản chi cho chủ Công ty nêu trên.

Hãy gọi ngay/ Nhắn tin Zalo 0934 049 636 hoặc 0345 161 539 khi Quý Khách hàng còn nhiều thắc mắc cần trao đổi, giải đáp.

Xem thêm:

Các sai phạm liên quan đến chi tài trợ

Hồ sơ ghi nhận chi phí lương

Điền thông tin chi tiết để được tư vấn!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Shopping Basket