BlogĐiều bạn quan tâmDoanh nghiệp bị kiểm tra thuế ...

Doanh nghiệp bị kiểm tra thuế khi nào?

Facebook
Pinterest
LinkedIn
Email
Lượt xem: 12

NỘI DUNG

Thoi-gian-kiem-tra-thue

I. Thời gian kiểm tra, thanh tra thuế

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì một điều làm bạn không khỏi băn khoăn là khi nào thì doanh nghiệp mình bị kiểm tra thuế? Thực ra để trả lời câu hỏi này thực sự rất khó? Khó là sẽ không có câu trả lời chính xác cho bạn được.

Hàng năm cơ quan thuế đều lập kế hoạch kiểm tra. Và danh sách doanh nghiệp bị kiểm tra là kết quả của việc phân tích rủi ro, v.v.

Theo kinh nghiệm của Beewow, trước đây những doanh nghiệp có doanh thu từ 1 tỷ trở lên thông thường từ 2 – 3 năm sẽ kiểm tra 1 lần. Còn những doanh nghiệp có doanh thu thấp hơn từ 500 triệu trở xuống, thì thường hoạt động được 5 năm trở lên sẽ nằm trong kế hoạch kiểm tra.

Tuy nhiên vài năm trở lại đây, để tạo điều kiện thuận lợi và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Cơ quan thuế rất hạn chế thanh tra kiểm tra. Thay vào đó, Cơ quan thuế sẽ đánh giá rủi ro và thanh kiểm tra doanh nghiệp dựa theo mức độ rủi ro thuế của doanh nghiệp.

II. Các tiêu chí đánh giá rủi ro thuế của doanh nghiệp

Có 05 tiêu chí đánh giá rủi ro thuế của doanh nghiệp:

1. Rủi ro về quy mô: Doanh nghiệp càng lớn, rủi ro về thuế càng cao.

2. Doanh nghiệp có hoàn thuế GTGT trong kỳ: Doanh nghiệp có hoàn thuế trong kỳ thì sẽ được xem xét kiểm tra, thanh tra về việc hoàn thuế.

3. Doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

4. Doanh nghiệp có sử dụng hoá đơn bất hợp pháp:

  • Trường hợp 1: Mua bán hoá đơn thì không được khấu trừ thuế, quy tội trốn thuế hoặc nặng hơn là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (nếu có hoàn thuế)
  • Trường hợp 2: Không xác được người bán hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT, xem xét ấn định giá vốn, loại trừ chi phí, v.v.

5. Doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế theo thông tư 31/2021/TT-BTC áp dụng quản lý rủi ro.

III. Thanh tra, kiểm tra thuế là gì?

Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát việc tuân thủ những quy định về chính sách thuế của đối tượng nộp thuế, nên cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Để tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở đối tượng nộp thuế cần phải có quyết định thanh tra hoặc kiểm tra của người có thẩm quyền.

IV. Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra thuế?

Bảo vệ lợi ích chung của nhà nước, quyền và những lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung chính sách pháp luật về thuế.

  • Ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về chính sách thuế.
  • Thực hiện những hoạt động cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, phát hiện và bổ sung những biện pháp khắc phục về hạn chế của chính sách pháp luật thuế.
  • Động viên, khen thưởng những tấm gương thực hiện tốt quy định về thuế, phát huy nhân tố một cách tích cực, đồng thời răn đe, trấn áp những hành vi tiêu cực trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

V. Chuẩn bị cho việc quyết toán thuế như thế nào?

1. Cơ quan thuế kiểm tra những gì khi quyết toán thuế tại doanh nghiệp

Khi tới doanh nghiệp quyết toán thuế cơ quan chức năng phải làm những việc sau:

  • Kiểm tra, rà soát toàn bộ những tờ khai thuế do doanh nghiệp gửi tới cơ quan thuế trước đó
  • Kiểm tra lại toàn bộ những chứng từ nộp thuế do doanh nghiệp gửi lên
  • Xem lại toàn bộ sổ sách chứng từ thật tại doanh nghiệp, để xem có sự chênh lệch về số liệu với tờ khai mà doanh nghiệp tự quyết toán thuế để thực hiện điều chỉnh tăng – giảm số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp
  • Sử dụng luật thuế để kiểm tra lại niên độ kế toán của doanh nghiệp xem đã chính xác chưa
  • Doanh nghiệp phải giải trình toàn bộ những sai phạm của mình trước yêu cầu của cơ quan thuế nếu không giải trình được thì sẽ bị xử phạt các tội liên quan đến thuế.

Vậy khi có quyết định kiểm tra, quyết toán thuế từ cơ quan thuế doanh nghiệp phải chuẩn bị những chứng từ gì?

2. Chứng từ cần chuẩn bị trước khi quyết toán thuế

Kế toán cần chuẩn bị và sắp xếp hồ sơ tài liệu gồm:

– Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp phải có:

  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Nội quy, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp
  • Quy chế hoạt động của những đơn vị phụ thuộc áp dụng cho các: chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc xưởng sản xuất và kho hàng, v.v.
  • Quy chế tài chính công ty gồm quy chế, lương nhân viên, tiền lương.

– Tiếp theo doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu kế toán:

  • Báo cáo tài chính đầy đủ về sổ tổng hợp và những sổ chi tiết về chứng từ hóa đơn;
  • Khớp lại những chứng từ, hóa đơn còn thiếu để kiểm tra xem đã đầy đủ chữ ký chưa có cần ghi chép và xác nhận lại không, sửa lại hoặc bổ sung những chứng từ còn thiếu;
  • Xem lại hồ sơ lương của doanh nghiệp: các hợp đồng lao động, bảng lương, sổ bảo hiểm xã hội và hồ sơ quyết toán thuế TNCN;
  • Những hợp đồng kinh tế đầu vào và đầu ra kèm theo biên bản bàn giao gồm những công trình, hóa đơn cần quyết toán, v.v;
  • Thu thập lại toàn bộ tài liệu hóa đơn liên quan tới việc: góp vốn, chi phí vay nợ, đầu tư và góp vốn vào công ty con;
  • Các chứng từ gồm giấy nộp tiền vào NSNN, các loại giấy nộp tiền, biên lai hóa đơn nộp tại tỉnh khác nếu có;
  • Tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý và tính theo năm.

– Hướng dẫn sắp xếp lại hồ sơ tài liệu theo trình tự hợp đồng kinh tế và xếp theo chi phí trình tự thời gian.

Khi quyết toán thuế tại doanh nghiệp, phần lớn cán bộ thuế sẽ phạt những lỗi mà doanh nghiệp thường mắc phải phổ biến như:

  • Xác định sai thuế suất tính thuế GTGT đầu ra trên hóa đơn
  • Doanh nghiệp xuất hóa đơn chậm hơn với hồ sơ trên biên bản nghiệm thu và bàn giao
  • Sử dụng hóa đơn đầu vào không rõ nguồn gốc
  • Thông tin trên hóa đơn mua hàng không đáp ứng đủ yêu cầu của thông tư số 78/2021/TT-BTC
  • Các chi phí thanh toán, tiền điện nước với bên thuê doanh nghiệp làm địa chỉ văn phòng và xưởng sản xuất mà hóa đơn không chứng minh được là chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
  • Các loại chi phí quảng cáo, tiếp khách, khuyến mãi và chi phí tiếp tân, khánh tiết của hội nghị để chi hỗ trợ biếu tặng, v.v. mà không liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trên hóa đơn chứng từ không đầy đủ chữ ký cần thiết hay không khớp các loại chứng từ
  • Quy chế nhân viên hoặc quy chế về tiền lương được tính không hợp lý hoặc không có quy chế
  • Doanh nghiệp chưa chi trả hết tiền lương của năm trước mà chưa kịp thanh toán mà không chịu trích lập quỹ dự phòng tài chính để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau
  • Hồ sơ vay vốn doanh nghiệp không đủ tài liệu và chứng từ cần thiết
  • Doanh nghiệp không đăng ký các phương pháp trích khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế
  • Các loại khấu hao TSCĐ mà không sử dụng mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ không phải của doanh nghiệp
  • Khấu hao TSCĐ không thực hiện theo đúng thời gian khấu hao quy định tại thông tư số 23/2023/TT-TBC
  • Doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi và tính giảm giá hàng tồn kho v.v, không có căn cứ để chứng minh rõ ràng
  • Các khoản chi tài trợ, chi hỗ trợ thiên tai, giáo dục từ thiện không có hồ sơ hoặc chi không đúng với đối tượng được hưởng
  • Không thực hiện phân bổ thuế GTGT hoặc tính khấu trừ thuế lại sai quy định trong số liệu báo cáo thuế khác với số liệu trên số sách kế toán
  • Những số liệu ở sổ kế toán tổng hợp không khớp với Bộ Tài chính, ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải một số lỗi phát sinh khác
  • Những sai sót và quy định khác trong đề nghị tham khảo cụ thể tại Điểm 6 của thông tư số 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành tại nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

Trên đây là toàn bộ những việc cần làm khi doanh nghiệp nhận thông tin quyết toán thuế. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề quyết toán thuế, bạn có thể liên hệ hotline 0345.161.539 hoặc 0934.049.636 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

BEEWOW ra đời với sứ mệnh đem đến các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán - nhân sự của khách hàng, một dịch vụ mà ở đó BEEWOW luôn thấu hiểu và đồng hành trong từng chặng đường hình thành và phát triển của các start-up, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước.