BlogĐiều bạn quan tâmDấu hiệu nhận biết doanh nghiệ...

Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp mua bán hóa đơn

Facebook
Pinterest
LinkedIn
Email
Lượt xem: 15

NỘI DUNG

Mua-ban-hoa-don

Trước tình hình Ngành Thuế đang đẩy mạnh triển khai rà soát, ngăn chặn và xử lý mạnh đối với các trường hợp công ty Mua bán hóa đơn, đa số các doanh nghiệp này bị phát hiện sau khi họ đã ngừng kinh doanh, bỏ địa chỉ, v.v. Theo đó, doanh nghiệp có hóa đơn đầu vào của các công ty này phải chịu trách nhiệm về các hóa đơn này như: giải trình, không được khấu trừ thuế GTGT, truy thu thuế TNDN, phạt, v.v. mất rất nhiều chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

Vậy, làm thế nào để nhận biết được các doanh nghiệp có mua bán hóa đơn? Đó là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp đang rất quan tâm và muốn tìm hiểu. Bài viết dưới đây, Beewow xin chia sẻ một số dấu hiệu nhận diện doanh nghiệp Mua bán hóa đơn, mọi người cùng xem để tránh gặp rắc rối khi làm ăn kinh doanh với những doanh nghiệp này nhé!

1. 13 dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp mua bán hóa đơn

Đây là các dấu hiệu nhận biết phổ biến đối với các doanh nghiệp mua bán hóa đơn:

  1. Loại hình thành lập được các doanh nghiệp mua bán hóa đơn lựa chọn thường dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc doanh nghiệp tư nhân.
  2. Các doanh nghiệp này thường đăng ký rất nhiều ngành nghề, nhưng tập trung chủ yếu vào thương mại, dịch vụ tổng hợp, không trực tiếp sản xuất hàng hóa, những ngành nghề không phải đăng ký vốn pháp định, không phải bắt buộc có chứng chỉ hành nghề để dễ dàng trốn tránh sự kiểm tra hoặc dễ dàng bỏ trốn.
  3. Chủ doanh nghiệp thường ở địa phương khác đến đăng ký thành lập doanh nghiệp và các doanh nghiệp này thường di chuyển địa điểm nhằm tránh kiểm tra hoặc dễ bỏ trốn.
  4. Giám đốc điều hành thường được thuê tại địa phương, trình độ rất thấp, có người làm xe ôm, thất nghiệp, thậm chí có người còn có tiền án, tiền sự.
  5. Trụ sở giao dịch thường đi thuê với thời gian rất ngắn; thường thuê ở chung cư, trong ngõ ngách hẻm sâu, tài sản đơn sơ, v.v.
  6. Thời gian tồn tại thường rất ngắn rồi bỏ trốn hoặc giải thể để thành lập doanh nghiệp mua bán hóa đơn khác với tên gọi, tên chủ, tên địa điểm mới.
  7. Việc thanh toán (nếu có) thường không qua ngân hàng, chủ yếu bằng tiền mặt.
  8. Doanh số kinh doanh được kê khai trong các tờ khai thuế hàng tháng thường rất lớn, nhưng số thuế phải nộp lại rất ít, hoặc thuế giá trị gia tăng đầu ra nhỏ hơn thuế giá trị gia tăng đầu vào, nhưng không xin hoàn thuế.
  9. Các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa có doanh thu đột biến tăng (từ 50% trở lên) nhưng số thuế GTGT phát sinh phải nộp thấp (thuế GTGT phải nộp ≤ 1% doanh số phát sinh trong kỳ).
  10. Các doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng kho hàng không tương xứng (hoặc không có kho hàng hóa), hoặc không có xưởng sản xuất, hoặc lực lượng lao động không tương xứng (dưới 10 lao động).
  11. Các doanh nghiệp có số lượng hóa đơn sử dụng trong kỳ tăng đột biến so với lượng hóa đơn sử dụng bình quân các kỳ trước (tăng 2 đến 3 lần).
  12. Các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập với giá trị dưới 100 triệu đồng.
  13. Doanh nghiệp thường có đơn xin ngừng hoạt động trong thời gian dài.

Các doanh nghiệp có những dấu hiệu như trên sẽ được cơ quan thuế nhận dạng và đưa vào danh sách cảnh báo doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về mua bán hóa đơn bất hợp pháp, nhằm phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra và có chỉ đạo thực hiện. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

>>> Tham khảo:

  1. Danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế
  2. Doanh nghiệp có hóa đơn đầu vào liên quan đến 524 doanh nghiệp có rủi ro về thuế theo công văn 1798/TCT-TTKT thì xử lý như thế nào?
  3. Dịch vụ rà soát sổ sách kế toán

2. Các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu rủi ro

Để tự bảo vệ mình trước những rủi ro, tránh những thiệt hại khôn lường, các doanh nghiệp thật cũng phải góp phần ngăn ngừa và phát hiện doanh nghiệp mua bán hóa đơn cũng như các loại hóa đơn bất hợp pháp bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, như:

  • Chỉ nên quan hệ làm ăn với những doanh nghiệp mình biết rõ;
  • Khi làm ăn với các doanh nghiệp chưa quen biết, cần kiểm tra các yếu tố quan trọng như tư cách pháp nhân, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế thông qua cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp hoặc chủ động truy cập thông qua trang web của Tổng cục Thuế (http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp);
  • Khi nhập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ, cần phải kiểm tra xem hóa đơn đã được phát hành chưa, theo đúng quy định chưa; kiểm tra xem hóa đơn có ghi đầy đủ các nội dung về tên, địa chỉ, mã số thuế, v.v. của người bán hoặc nhà cung cấp hay không; đối chiếu mã số thuế thông qua trang web của Tổng cục Thuế;
  • Thường xuyên thực hiện việc kiểm toán nội bộ doanh nghiệp, để tránh tình trạng nhân viên trong doanh nghiệp thông đồng lợi dụng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để lấy tiền của doanh nghiệp, v.v.

Trên đây là những thông tin những dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp mua bán hóa đơn và cách phòng tránh.  Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề về thuế, vui lòng hotline 0345.161.539 hoặc 0934.049.636 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

 

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

BEEWOW ra đời với sứ mệnh đem đến các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán - nhân sự của khách hàng, một dịch vụ mà ở đó BEEWOW luôn thấu hiểu và đồng hành trong từng chặng đường hình thành và phát triển của các start-up, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước.