1. Các công văn liên quan đến danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế, hóa đơn
- Công văn số 133/TCT-TTKT, ban hành ngày 23/11/2022
- Công văn số 1798/TCT-TTKT, ban hành ngày 16/05/2023
- Công văn số 2074/CQCSDT, do Công an Tỉnh Phú Thọ ban hành (*)
- Công văn số 2408/CQDT, do Công an Tỉnh Phú Thọ ban hành (*)
- Công văn số 1396/ANDT do Bộ Công An ban hành (*)
- Và các công văn, văn bản khác liên quan do các cục, chi cục thuế ban hành (*)
Lưu ý: Các công văn được đánh dấu (*), chúng tôi chưa thể kiểm chứng vì lý do bảo mật khi điều tra của các đơn vị chức năng. Quý doanh nghiệp cần kiểm tra, đối chiếu với cán bộ thuế quản lý trực tiếp. Hoặc tìm thêm các công văn này để xác thực lại danh sách 1.500 doanh nghiệp có rủi ro về thuế, hóa đơn sẽ được liệt kê sau đây.
Vui lòng kiểm tra doanh nghiệp rủi ro trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang kinh doanh, hoạt động bình thường (nếu có).
2. Danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế
Vì danh sách khá dài nên Beewow sẽ không liệt kê trong nội dung bài viết này. Chúng tôi chỉ upload file excel, để quý doanh nghiệp có thể tải về và tra cứu.
>>> Tải file excel danh-sach-1500-doanh-nghiep-rui-ro-ve-thue-hoa-don
Lưu ý khi tham khảo danh sách 1.500 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn nêu trên
- Danh sách 1.500 doanh nghiệp rủi ro về thuế nêu trên đã bao gồm danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro về thuế, ban hành kèm theo công văn 1798/TCT-TTKT, do Tổng Cục Thuế ban hành ngày 16/05/2023.
- File excel danh sách 1.500 doanh nghiệp rủi ro về thuế được đính kèm bên trên có sự trùng lặp. Vì tính toàn vẹn của danh sách, chúng tôi đã giữ nguyên file. Bạn có thể dùng công cụ lọc trùng của excel để làm gọn danh sách.
- Ngoài 02 công văn số 133/TCT-TTKT, Công văn số 1798/TCT-TTKT đã được kiểm chứng (có file gốc). Có lẽ vì lý do bảo mật khi điều tra, các công văn do công an ban hành vẫn chưa có file gốc. Vui lòng kiểm chứng trước khi sử dụng để tránh gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang kinh doanh, hoạt động bình thường (nếu có).
3. Cách xử lý khi có hóa đơn do 1.500 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế khi phát hành
3.1. Trường hợp 1: Nếu bạn đảm bảo và tin chắc rằng việc mua bán là có thật, có làm việc thật với những doanh nghiệp đã xuất hoá đơn đầu vào cho bạn. Thực hiện các bước sau:
– Bước 1: Làm cam kết với cơ quan Thuế về việc mua bán hàng hoá, dịch vụ của bạn với Công ty xuất hoá đơn là có thật và có đầy đủ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hoá/dịch vụ đó.
– Bước 2: Cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra doanh nghiệp của bạn. Lúc này sẽ có 02 tình huống có thể xảy ra:
- Tình huống 1: Nếu cơ quan thuế cũng đồng ý với bạn là việc mua bán này là có thật, mua đúng của các doanh nghiệp trong 1.500 doanh nghiệp này và hàng hoá này là có thật thì cơ quan Thuế sẽ chấp nhận cam kết của bạn và tạm thời bạn vẫn được khấu trừ và đưa vào chi phí toàn bộ.
- Tình huống 2: Nếu bạn chứng minh hàng hoá có thật nhưng là hàng hoá mua từ công ty khác không phải là công ty đã xuất hoá đơn cho bạn. Lúc này, Cơ quan thuế đưa vào trường hợp: không xác định được người bán hàng. Xử phạt như sau:
- Phạt từ 20-30 triệu đồng cho hành vi sử dụng không hợp pháp hoá đơn (theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
- Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hoá đơn đó. Doanh nghiệp kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
- Loại trừ chi phí được trừ tương ứng với giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào và tính lại thuế TNDN phải nộp.
- Tính và nộp tiền chậm nộp của số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ và số thuế TNDN tương ứng khoản chi phí bị loại không được trừ, tương ứng: tiền thuế (GTGT và TNDN) phát sinh sau khi điều chỉnh giảm x 0.03% x số ngày chậm nộp.
3.2. Trường hợp 2: Không xác định được người bán
Nếu bạn xác định việc mua bán hàng hoá của bạn là có thật nhưng bạn mua từ Công ty khác không phải công ty đã xuất hoá đơn cho bạn, việc xuất hoá đơn này chỉ là hợp thức hoá chi phí phần hàng hoá dịch vụ không có hoá đơn của bạn thì bạn hãy thực hiện ngay việc kê khai điều chỉnh giảm và nộp phạt tương ứng, như sau:
- Phạt từ 20-30 triệu đồng cho hành vi sử dụng không hợp pháp hoá đơn (theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
- Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hoá đơn đó. Doanh nghiệp kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
- Loại trừ chi phí được trừ tương ứng với giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào và tính lại thuế TNDN phải nộp.
- Tính và nộp tiền chậm nộp của số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ và số thuế TNDN tương ứng khoản chi phí bị loại không được trừ, tương ứng: tiền thuế (GTGT và TNDN) phát sinh sau khi điều chỉnh giảm x 0.03% x số ngày chậm nộp.
3.3. Trường hợp 3:
Nếu bạn xác định từ đầu là hàng hoá dịch vụ là không có thực, hoá đơn đầu vào là xuất khống và bạn đã kê khai khấu trừ thì hãy thực hiện các bước điều chỉnh và nộp phạt như đối với trường hợp 2.
Các bước tiếp theo sẽ căn cứ vào tình hình cập nhật thông tin điều tra từ phía Công An thì cơ quan thuế sẽ có thông báo cụ thể đến doanh nghiệp bạn.
Tóm lại, việc đầu tiên khi công ty của bạn có hoá đơn liên quan đến 1.500 doanh nghiệp này bạn nên tìm hiểu xem nguồn gốc thực tế của những hoá đơn này là như thế nào, đánh giá mức độ thiệt hại và chọn phương án giải quyết ít thiệt hại và ít rủi ro nhất cho công ty mình.
Trên đây là danh sách 1.500 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế, hóa đơn mới nhất. Doanh nghiệp có thể thực hiện việc giải trình (chứng minh) việc mua bán hàng hóa, dịch vụ là thật bằng hướng dẫn nêu trên. Hoặc nếu hóa đơn đó là bất hợp pháp, doanh nghiệp nên chủ động xuất toán (loại) các hóa đơn này, làm lại sổ sách kế toán, báo cáo thuế liên quan theo quy định của pháp luật.
Nếu doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay với Beewow 0345.161.539 để được tư vấn và hỗ trợ.