Doanh nghiệp có hóa đơn đầu vào liên quan đến 524 doanh nghiệp có rủi ro về thuế theo công văn 1798/TCT-TTKT thì xử lý như thế nào?

NỘI DUNG CHÍNH

Hướng dẫn xử lý hóa đơn có liên quan đến 524 công ty có rủi ro về thuế

Ngay lúc này đây, bên cạnh việc giảm thuế VAT xuống còn 8% thì các doanh nghiệp đang phải giải trình việc có các hóa đơn đầu vào từ các doanh nghiệp có rủi ro cao về hóa đơn.

Dưới đây, Beewow sẽ chia sẻ vài tình huống xử lý khi doanh nghiệp có hoá đơn đầu vào liên quan đến 524 doanh nghiệp có rủi ro về thuế theo công văn 1798:

TRƯỜNG HỢP 1: Nếu bạn đảm bảo và tin chắc rằng việc mua bán là có thật, có làm việc thật với những doanh nghiệp đã xuất hoá đơn đầu vào cho bạn. Thực hiện các bước sau:

Bước 1: Làm cam kết với cơ quan thuế về việc mua bán hàng hoá, dịch vụ của bạn với Công ty xuất hoá  đơn là có thật và có đầy đủ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hoá/dịch vụ đó.

Bước 2: Cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra doanh nghiệp của bạn. Lúc này sẽ có 02 tình huống xảy ra:

Tình huống 1: Nếu cơ quan thuế cũng đồng ý với bạn là việc mua bán này là có thật, mua đúng của các doanh nghiệp trong 524 doanh nghiệp này và hàng hoá này là có thật  thì cơ quan thuế sẽ chấp nhận cam kết của bạn và tạm thời bạn vẫn được khấu trừ và đưa vào chi phí toàn bộ.

Tình huống 2: Nếu bạn chứng minh hàng hoá có thật nhưng là hàng hoá mua từ công ty khác không phải là công ty đã xuất hoá đơn cho bạn. Lúc này, Cơ quan thuế đưa vào trường hợp: không xác định được người bán hàng. Hình thức xử phạt như sau:

  • Phạt từ 20-30 triệu đồng cho hành vi sử dụng không hợp pháp hoá đơn (theo điều 28 nghị định 125/2020/NĐ-CP)
  • Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hoá đơn đó. Doanh nghiệp kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
  • Loại trừ chi phí được trừ tương ứng với giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào và tính lại thuế TNDN phải nộp.
  • Tính và nộp tiền chậm nộp của số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ và số thuế TNDN tương ứng khoản chi phí bị loại không được trừ, tương ứng: tiền thuế (GTGT và TNDN) phát sinh sau khi điều chỉnh giảm x 0.03% x số ngày chậm nộp.

TRƯỜNG HỢP 2: Không xác định được người bán hàng

Nếu bạn xác định việc mua bán hàng hoá của bạn là có thật nhưng bạn mua từ Công ty khác không phải công ty đã xuất hoá đơn cho bạn, việc xuất hoá đơn này chỉ là hợp thức hoá chi phí phần hàng hoá dịch vụ không có hoá đơn của bạn thì bạn hãy thực hiện ngay việc kê khai điều chỉnh giảm và nộp phạt tương ứng, như sau:

  • Phạt từ 20-30 triệu đồng cho hành vi sử dụng không hợp pháp hoá đơn (theo điều 28 nghị định 125/2020/NĐ-CP)
  • Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hoá đơn đó. Doanh nghiệp kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
  • Loại trừ chi phí được trừ tương ứng với giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào và tính lại thuế TNDN phải nộp.
  • Tính và nộp tiền chậm nộp của số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ và số thuế TNDN tương ứng khoản chi phí bị loại không được trừ, tương ứng: tiền thuế (GTGT và TNDN) phát sinh sau khi điều chỉnh giảm x 0.03% x số ngày chậm nộp.

TRƯỜNG HỢP 3:

Nếu bạn xác định từ đầu là hàng hoá dịch vụ là không có thật, hoá đơn đầu vào là xuất khống và bạn đã kê khai khấu trừ thì hãy thực hiện các bước điều chỉnh và nộp phạt như đối với trường hợp 2. 

Các bước tiếp theo sẽ căn cứ vào tình hình cập nhật thông tin điều tra từ phía Công An thì cơ quan thuế sẽ có thông báo cụ thể đến doanh nghiệp bạn.

Tóm lại, việc đầu tiên khi công ty của bạn có hoá đơn liên quan đến 524 doanh nghiệp này bạn nên tìm hiểu xem nguồn gốc thực tế của những hoá đơn này là như thế nào, đánh giá mức độ thiệt hại và chọn phương án giải quyết ít thiệt hại và ít rủi ro nhất cho công ty mình.

>>> Danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro theo công văn 1798/TCT-TTKT, ngày 16/05/2023

Nếu bạn đang lo lắng về sổ sách kế toán của công ty và cần rà soát lại toàn bộ sổ sách kế toán, vui lòng liên hệ hotline 0345.161.539 hoặc 0934.049.636 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Điền thông tin chi tiết để được tư vấn!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Shopping Basket