Giá vốn hàng bán và những sai phạm thường gặp là gì?

NỘI DUNG CHÍNH

Để hiểu rõ hơn về khái niệm giá vốn hàng bán, phương pháp tính giá vốn và những sai phạm thường gặp đối với giá vốn hàng bán. Beewow xin gửi đến các bạn thông tin qua bài viết này nhé!

1. Khái niệm giá vốn hàng bán:

Giá vốn hàng bán (tên tiếng anh là Cost of Goods Sold, viết tắt là COGS) là tất cả những chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm bán ra trong một kỳ kế toán (một năm, một quý hoặc một tháng). Hay nói cách khác, giá vốn hàng bán là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra hàng hóa để bán.

Đây là chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo tài chính cụ thể là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Giá vốn hàng bán bao gồm những gì?

Giá vốn hàng bán bao gồm: các khoản chi phí để mua thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất; chi phí nguyên liệu, vật liệu đầu vào; chi phí sản xuất, lương nhân công; chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí vận chuyển hàng hóa; v.v.

Mỗi doanh nghiệp tùy vào hình thức kinh doanh hay hợp đồng với đơn vị khác sẽ có những cách thức định nghĩa về giá vốn khác nhau:

  • Doanh nghiệp sản xuất (sản xuất sản phẩm trực tiếp) sẽ có giá vốn hàng bán cao hơn do chi phí của các nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm.
  • Doanh nghiệp thương mại (nhập hàng hóa của bên khác về bán) thì giá vốn hàng bán sẽ bao gồm hết những chi phí nhập hàng đến khi hàng về kho như: giá nhập hàng từ nhà cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa từ đơn vị cung cấp về kho, bảo hiểm hàng hóa, các loại thuế, v.v.

3. Các phương pháp tính giá vốn hàng bán:

3.1. Nhập trước – xuất trước (FIFO):

Áp dụng dựa trên giả định hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuồi kỳ còn tồn kho.

Phương pháp này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa có thời hạn sử dụng. Còn các loại hình kinh doanh khác thường không áp dụng nhiều vì gặp khó khăn trong việc tính toán.

3.2. Nhập sau – xuất trước (LIFO):

Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có loại hình kinh doanh đặc thù như các đại lý ô tô, có nguồn hàng tồn lớn mới, nhằm tận dụng thuế thấp khi giá tăng để đẩy dòng tiền cao hơn.

3.3. Bình quân gia quyền:

Giá trị của từng mặt hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Đây là phương pháp được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ áp dụng.

4. Những sai phạm đối với giá vốn hàng bán:

  • Kê khai sai giá vốn một số mặt hàng bán ra, vấn đề này là do phương pháp xác định giá vốn không đồng nhất trong cùng một niên độ kế toán;
  • Kê khai giá vốn bán hàng không tương ứng với doanh thu phát sinh;
  • Kê khai chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho không đúng quy định;
  • Kê khai khoản trích trước chi phí không phù hợp với doanh thu ghi nhận;
  • Kê khai phân bổ chi phí trả trước quá thời gian được phân bổ theo quy định;
  • Hoá đơn mua hàng hoá trên 20 triệu nhưng không đáp ứng điều kiện về chứng từ thanh toán là không dùng tiền mặt;
  • Kê khai chi phí không tương ứng doanh thu;
  • Kê khai chi phí nhưng không chứng minh là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh;
  • Kê khai vào giá vốn chi phí khuyến mãi bằng tiền theo hình thức bù trừ công nợ giữa hai bên, nhưng không đúng với hình thức khuyến mãi đã đăng ký với Sở Công thương;
  • Kê khai trích trước tiền lương tháng 13 vào chi phí khi doanh nghiệp bị lỗ;
  • Kê khai tính vào chi phí được trừ các khoản hỗ trợ địa phương, hỗ trợ y tế giáo dục nhưng không đúng đối tượng và không đảm bảo hồ sơ theo quy định;
  • Kê khai chi phí khấu haoTSCĐ không đúng quy định: không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ đã quá thời hạn sử dụng, TSCĐ không có hồ sơ chứng minh là tài sản của doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin về giá vốn hàng bán. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại gọi số hotline 0345.161.539 hoặc để lại thông tin bên dưới, Beewow sẽ liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất nhé!

Điền thông tin chi tiết để được tư vấn!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Shopping Basket