Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế và chậm nộp thuế GTGT, TNCN, Môn bài, chậm nộp tờ khai thuế quyết toán TNDN, TNCN. Quy định xử phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế năm 2024
Theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, có hiệu lực từ ngày 05/12/2020, mức phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế được quy định như sau:
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn :
- Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:
a) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;
b) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;
c) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;
d) Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định này thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định này.
4. Trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Hình thức xử phạt chính
Hình thức xử phạt | Mức phạt | Hành vi |
Phạt cảnh cáo | _ | Vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này. |
Phạt tiền | Tối đa không quá 50.000.000 đồng | Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. |
Tối đa không quá 100.000.000 đồng | Tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn | |
tối đa không quá 100.000.000 đồng | Người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. | |
tối đa không quá 200.000.000 đồng | Người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế |
Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
b) Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
c) Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo điểm d khoản này.
d) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Mức phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế và chậm nộp tiền thuế
Mức phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế
Trước khi xem mức phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế thì cần xác định được Doanh nghiệp hoặc cá nhân chậm nộp hồ sơ khai thuế bao nhiêu ngày dựa trên thời hạn nộp các loại báo cáo thuế.
>>>> Xem thêm: Thời hạn nộp tờ khai và nộp tiền thuế môn bài
Sau khi đã xác định được số ngày chậm nộp hồ sơ, Theo Điều 13 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 19/10/2020, quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế như sau:
Hình thức xử lý | Mức phạt | Hành vi |
Cảnh cáo | – | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 – 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ |
Phạt tiền | 2.000.000 – 5.000.000 đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 – 30 ngày, trừ trường hợp cảnh cáo ở trên |
5.000.000 – 8.000.000 đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 31 – 60 ngày | |
8.000.000 – 15.000.000 đồng | – Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 61 – 90 ngày.
– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. – Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. |
|
15.000.000 – 25.000.000 đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn 11,5 triệu đồng. |
Lưu ý: Nếu trường hợp dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì còn bị phạt vì tội chậm nộp tiền thuế.
Ví dụ: Doanh nghiệp B chậm nộp tờ khai thuế GTGT và tiền thuế GTGT thì sẽ bị phạt cả 2 hành vi: Chậm nộp tờ khai thuế và Chậm nộp tiền thuế.
Mức phạt chậm nộp tiền thuế
Căn cứ vào Điều 59 của Luật quản lý thuế 2019, tiền phạt chậm nộp tiền vi phạm hành chính về thuế được tính như sau:
Tiền chậm nộp tiền phạt = Tiền phạt chậm nộp x 0,03% x Số ngày chậm nộp
Lưu ý:
- Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ và ngày nghỉ theo quy định. Thời gian chậm nộp được tính từ ngày liền kề sau ngày hết hạn nộp tiền phạt đến ngày trước ngày tổ chức hoặc cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
- Không tính tiền chậm nộp tiền phạt trong các trường hợp sau:
- Trong thời gian được hoãn thi hành quyết định phạt tiền.
- Trong thời gian xem xét, quyết định miễn tiền phạt.
- Trong trường hợp số tiền phạt chưa đến hạn nộp và được nộp nhiều lần.
- Nếu tổ chức hoặc cá nhân không tự nguyện nộp tiền phạt và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ có trách nhiệm thông báo và đôn đốc tổ chức hoặc cá nhân đó nộp tiền phạt và tiền chậm nộp theo quy định.
Những trường hợp không xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
1. Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế (kể cả các văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực), trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chưa phát hiện sai sót của người nộp thuế trong việc khai, xác định số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng sau đó hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế bị phát hiện.
3. Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
4. Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
5. Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.
>> Xem thêm:
Hãy gọi ngay/ Nhắn tin Zalo 0867 239 945 hoặc 0345 161 539 khi Quý Khách hàng còn nhiều thắc mắc cần trao đổi, giải đáp
Hãy đến với BEEWOW để không còn những nỗi lo về thuế.
BEEWOW ACC
ĐỒNG HÀNH – PHÁT TRIỂN