Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể?
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể? Sự khác nhau giữa công ty và hộ kinh doanh cá thể?
Khái niệm công ty là gì? Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Công ty là gì?
Công ty là là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lý trong đó các bên thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu.
Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
>>>> Xem thêm: Luật doanh nghiệp 2020
Sự khác nhau giữa công ty và hộ kinh doanh cá thể?
Tiêu chí | Công ty | Hộ kinh doanh cá thể |
Thủ tục đăng ký | Phức tạp. | Đơn giản. |
Tính pháp nhân | Có (Ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân) (Có giấy phép kinh doanh + dấu tròn) |
Không (Chỉ có giấy phép kinh doanh) |
Trách nhiệm pháp lý | Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký (trừ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn) | Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh. |
Xuất hóa đơn VAT (Hóa đơn đỏ) |
Được xuất hóa đơn VAT, được khấu trừ thuế GTGT. | Không xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT. (hạn chế đối tác mua bán) |
Quy mô kinh doanh | – Quy mô kinh doanh lớn, dễ dàng huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh;. – Được quyền xuất, nhập khẩu. |
– Quy mô kinh doanh nhỏ, nên dễ gặp khó khăn trong việc huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh; – Không được xuất nhập khẩu. |
Người đại diện theo pháp luật | Có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật | Chỉ có 1 người đại diện là chủ hộ kinh doanh |
Số lượng được phép đăng ký | 1 người có thể đăng ký nhiều công ty | 1 người chỉ đăng ký được 1 hộ kinh doanh cá thể |
Địa chỉ đăng ký trụ sở | Một địa chỉ có thể đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính cho nhiều công ty, doanh nghiệp | Một địa chỉ chỉ có thể đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính cho duy nhất 1 hộ kinh doanh cá thể. |
Phạm vi hoạt động | – Có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; – Có thể phát triển mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài. |
– Không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện; – Được phép hoạt động tại nhiều địa điểm ngoài trụ sở chính nhưng phải thông báo với cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường. Do đó, địa điểm kinh doanh cũng có nhiều hạn chế. |
Ngành nghề kinh doanh | Không giới hạn số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh | Giới hạn về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh(ví dụ: không được đăng ký ngành nghề xuất, nhập khẩu) |
Đặt tên | Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác trên phạm vi toàn quốc | Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên hộ kinh doanh khác trong phạm vi quận, huyện |
Chế độ kế toán | – Phương pháp thuế khấu trừ; – Thủ tục thuế tương đối phức tạp – cần có bộ phận kế toán; – Phải nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm. |
– Thuế khoán cố định do cơ quan thuế quy định; – Thủ tục thuế rất đơn giản – không cần kế toán; – Không phải báo cáo thuế. |
Nghĩa vụ thuế | Nhiều, phức tạp do doanh nghiệp phải đóng 4 loại thuế bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. | Ít và đơn giản hơn, hộ kinh doanh chỉ phải đóng 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. |
Thủ tục giải thể | Hồ sơ, thủ tục giải thể phức tạp và kéo dài. | Thủ tục giải thể đơn giản, nhanh chóng. |
Ưu nhược điểm của công ty và hộ kinh doanh cá thể
Dựa trên các tiêu chí ở bảng trên, chúng ta có thể tóm gọn được những ưu và nhược điểm của loại hình công ty và hộ kinh doanh cá thể như sau:
Ưu điểm của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp, công ty có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân) , quy mô kinh doanh lớn, không hạn chế số vốn và ngành nghề kinh doanh, dễ huy động vốn từ bên ngoài và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh qua hình thức mở chi nhánh, văn phòng giao dịch và địa điểm kinh doanh.
- Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tài chính trong phạm vi nguồn vốn đã đầu tư vào công ty (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân) và không phải dùng tài sản riêng để đảm bảo trách nhiệm đối với hoạt động của công ty.
- Đặc biệt, trong việc bán hàng hoá nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu xuất hoá đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) đến khách hàng sẽ được giảm 10% thuế giá trị gia tăng.
Nhược điểm của doanh nghiệp
- Hệ thống kế toán phức tạp đòi hỏi phải tuân thủ đúng luật pháp, đúng thời hạn và chuẩn mực kế toán.
- Doanh nghiệp phải nộp nhiều loại thuế với mức rất cao (ví dụ: nếu kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp phải nộp 20% thuế doanh nghiệp hàng năm).
- Bên cạnh đó, phải đảm bảo đúng và đủ các chế độ đối với người lao động về tiền lương, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản,…
Ưu nhược điểm của hộ kinh doanh
Một trong những ưu điểm của mô hình sản xuất hộ kinh doanh là:
- Ít nhân công, công tác quản lý dễ dàng.
- Hạch toán số sách đơn giản.
- Mức thuế quy định không cao phù hợp với cá nhân.
- Quy mô nhỏ lẻ, vốn đầu tư ít.
Nhược điểm của hộ kinh doanh
- Hô kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không được Nhà nước bảo hộ về quyền lợi và nghĩa vụ.
- Quy mô kinh doanh nhỏ và vừa khó khăn trong việc huy động vốn hay mở rộng hệ thống kinh doanh.
- Hộ kinh doanh không được xuất hóa đơn đỏ cho khách hàng. Điều này gây hạn chế khách hàng, đối tác mua bán và không được khấu trừ thuế như công ty, doanh nghiệp (quy định tại Điều 23 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).
- Hộ kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm cho toàn bộ tài sản của mình trong quá trình hoạt động.
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể?
Tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợp. Nếu có định hướng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai thì thành lập doanh nghiệp, công ty là sự lựa chọn tốt nhất. Còn nếu chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô nhỏ, số vốn hạn chế, đơn giản, dễ quản lý thì thành lập hộ kinh doanh cá thể chính là mô hình kinh doanh phù hợp cho các cá nhân hoặc hộ gia đình.
Chuyển đổi qua lại giữa hộ kinh doanh cá thể và công ty
Dù nhận thức được ưu điểm của việc thành lập doanh nghiệp, nhưng do hạn chế về tài chính và kinh nghiệm, nhiều người vẫn ưa chuộng việc đăng ký hộ kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp. Khi hộ kinh doanh đạt được kết quả kinh doanh tích cực và mong muốn mở rộng quy mô, việc chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp được xem là một lựa chọn linh hoạt và khả thi. Đáng chú ý, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế và phí trong 3 năm đầu thành lập, điều này thúc đẩy sự phát triển và cổ vũ sự khởi sự trong môi trường kinh doanh.
Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và thành lập doanh nghiệp tại BEEWOW ACC
Đối với dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, Beewow có bảng giá dịch vụ bao gồm một số thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh thường gặp tại các doanh nghiệp.
Đối với dịch vụ thành lập công ty, Beewow có 03 gói dịch vụ để Quý doanh nghiệp có thể tham khảo và lựa chọn bao gồm gói cơ bản, gói tiêu chuẩn và gói nâng cao.
Chỉ với thời gian thực hiện từ 4 – 7 ngày làm việc là Quý doanh nghiệp có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh với gói cơ bản chỉ từ 2.500.000.
- 01 Bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
- 01 Giấy phép đăng ký kinh doanh
- 01 Con dấu công ty + 01 dấu tên Giám đốc
- 01 Bảng hiệu chất liệu mica
- TẶNG gói tư vấn miễn phí thuế, pháp lý trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động
Lưu ý:
- Phí trên chưa bao gồm thuế GTGT theo thuế suất hiện hành;
- Phí trên chưa bao gồm khoản tiền duy trì số dư tối thiểu và các chi phí phát sinh nếu có, khi mở tài khoản ngân hàng;
- Phí trên đã bao gồm phí in ấn chứng từ;
- Phí trên có thể thay đổi tùy theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp;
- Phí trên không áp dụng đối với các tỉnh, thành phố ngoài TP.HCM và Cần Thơ.
>>>>>Xem thêm: