Thu nhập từ Tiktok, Youtube, Facebook hay những nền tảng MXH thì có phải đóng thuế?
Thu nhập từ Mạng Xã Hội
Thu nhập từ mạng xã hội (MXH) hiện nay đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến và đa dạng. Các nền tảng như YouTube, TikTok, Facebook, Instagram, và X (trước đây là Twitter) đã tạo ra nhiều cơ hội để người dùng kiếm tiền thông qua việc sáng tạo nội dung. Thu nhập từ MXH có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như quảng cáo, hợp đồng tài trợ với các nhãn hàng, tiếp thị liên kết, bán hàng trực tiếp hoặc các dịch vụ trả phí như gói thành viên, livestream, và quà tặng ảo.
Đặc biệt, những người có ảnh hưởng (influencers) hoặc các nhà sáng tạo nội dung nổi bật có thể kiếm được thu nhập lớn thông qua việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho các thương hiệu. Các nền tảng mạng xã hội cũng cung cấp chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo, nơi người dùng nhận phần trăm từ doanh thu quảng cáo hiển thị trên nội dung của họ.
Bên cạnh đó, sự phát triển của livestream và video ngắn đã giúp nhiều người kiếm được thu nhập nhanh chóng từ việc thu hút lượt xem, người theo dõi và đóng góp của cộng đồng. Tuy nhiên, để duy trì thu nhập ổn định và phát triển, người dùng MXH cần có sự đầu tư về thời gian, sáng tạo nội dung chất lượng, và tương tác liên tục với cộng đồng người xem.
Tuy nhiên, với việc thu nhập từ mạng xã hội tăng cao, câu hỏi đặt ra là: Liệu thu nhập từ TikTok, YouTube, Facebook hay các nền tảng MXH khác có phải đóng thuế?
Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC và Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các cá nhân cư trú, nhóm cá nhân và hộ gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thuộc các ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Vì vậy, những cá nhân có thu nhập từ các nền tảng trực tuyến như YouTube, TikTok, Facebook, Google và các nền tảng khác được coi là cá nhân kinh doanh và phải chịu trách nhiệm nộp thuế TNCN và thuế GTGT.
Tỷ lệ đóng thuế của cá nhân có thu nhập từ MXH?
Theo Điều 1 và Phụ lục 01 của Thông tư 92/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành:
Cá nhân có thu nhập từ YouTube, Facebook, Google và các nền tảng mạng xã hội khác nếu có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh, với doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, sẽ phải chịu trách nhiệm nộp thuế. Thuế sẽ được tính là 7% trên tổng thu nhập, trong đó bao gồm 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế TNCN.
Cách tính thuế phải nộp từ Youtube, Tiktok, Google
Công thức tính thuế
Thuế phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ thuế (%) |
Trong đó:
Doanh thu tính thuế là tổng số tiền mà các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook, Google chi trả cho cá nhân, bao gồm các khoản như: tiền quảng cáo trên YouTube, Facebook, khoản tài trợ và hợp tác thương mại, doanh thu từ bán hàng online, tiền từ dịch vụ cung cấp qua mạng, và hoa hồng từ các chương trình liên kết.
Tỷ lệ thuế được áp dụng dựa trên phần trăm tương ứng với từng ngành nghề kinh doanh ( đối với ngành nghề này là 7% bao gồm thuế GTGT 5% và TNCN 2%)
Ví dụ: Anh A nhận được tiền do làm Vlog trên Youtube là 210.000.000 thì số thuế anh A cần phải nộp là:
210.000.000 x 7% = 14.700.000
Trong đó bao gồm: thuế GTGT 5% = 10.500.000 và thuế TNCN 2% = 4.200.000
Hình thức kê khai thuế cho người có thu nhập từ MXH
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 7, Nghị định 126/2020/NĐ-CP về quản lý thuế:
- Cá nhân ký hợp đồng với các công ty đối tác của Google, Facebook… tại Việt Nam sẽ không tự kê khai thuế, mà tổ chức đó sẽ thực hiện việc kê khai và nộp thuế thay.
- Cá nhân trong nước nhận thu nhập trực tiếp từ Google, Facebook… phải tự kê khai và nộp thuế.
Thời hạn kê khai và nộp thuế
Hồ sơ kê khai thuế
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN có kỳ tính thuế theo năm:
- Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
- Đối với hồ sơ khai thuế năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính.
- Đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
- Đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán: Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới bắt đầu kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
>>>> Xem thêm: Các trường hợp tự quyết toán thuế TNCN
Nộp thuế
- Trường hợp nộp thuế TNCN theo tháng: Thời hạn nộp thuế TNCN muộn nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo có phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Trường hợp nộp thuế TNCN theo quý: Thời hạn nộp thuế TNCN muộn nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên trong quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Xử phạt hành vi chậm nộp tờ khai thuế
Mức phạt | Hành vi |
Phạt cảnh cáo | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. |
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
|
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
|
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
|
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế
|
>>>> Xem thêm: GIA HẠN THỜI HẠN NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ TIỀN THUÊ ĐẤT TRONG NĂM 2023
Trách nhiệm Hành chính – Hình sự khi trốn thuế TNCN
1- Trách nhiệm hành chính:
Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 7 và Điểm d, Khoản 1, Điều 138, Luật quản lý thuế 2019, hành vi trốn thuế sẽ bị phạt với số tiền từ 1-3 lần trên số tiền thuế trốn (quy định tại Điều 17 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
Ngoài ra, với hành vi cố tình khai sai thu nhập với mục đích trốn thuế thì sẽ bị phạt 20% số tiền thuế khai thiếu và buộc phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp.
2- Trách nhiệm hình sự:
Căn cứ Điều 200, Bộ luật hình sự năm 2015, bổ sung năm 2017 quy định, hành vi trốn thuế chia 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Số tiền trốn thuế từ 100 đến dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Trường hợp 2: Số tiền trốn thuế dưới 100 triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về các tội được quy định, chưa được xóa án tích thì cũng bị phạt tù tiền từ 100 triệu – 500 triệu hoặc từ 03 tháng đến 1 năm.
Hãy gọi ngay/ Nhắn tin Zalo 0867 239 945 hoặc 0345 161 539 khi Quý Khách hàng còn nhiều thắc mắc cần trao đổi, giải đáp
Hãy đến với BEEWOW để không còn những nỗi lo về thuế.
BEEWOW ACC
ĐỒNG HÀNH – PHÁT TRIỂN