Thuế là gì? Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập công ty năm 2024
Tổng quan về thuế
Thuế là gì?
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời gian được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước nhằm động viên một phần thu nhập của các chủ thể trong xã hội có được do lao động, do đầu tư, do lưu giữ và chuyển dịch tài sản mang lại.
Vai trò của thuế
– Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước.
– Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường.
– Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân
phối
– Thuế là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động SXKD
Đặc điểm của thuế
– Thuế do Quốc hội lập ra dưới hình thức luật – là hình thức văn bản có tính pháp lý cao nhất do cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan lập pháp đặt ra.
– Thuế luôn mang tính chất bắt buộc: Thuế được thu để tạo quỹ Ngân sách nhà nước chỉ dùng cho việc chung, mọi công dân đủ điều kiện phải đóng thuế. Việc bỏ ra một khoản tiền để đóng thuế không mang lại lợi ích trực tiếp cho người nộp thuế nhưng họ vẫn phải nộp bởi nguồn thu từ thuế là nguồn thu chủ yêu của Ngân sách nhà nước, thiếu nguồn thu này Nhà nước không thể tồn tại. Vì vậy, Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với công dân không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
– Thuế mang tính chất không hoàn trả trực tiếp và tương xứng. Công dân phải đóng thuế khi đủ điều kiện và họ không nhận được bất cứ lợi ích trực tiếp gì từ việc đóng thuế, tuy nhiên có sự hoàn trả gián tiếp tiếp thông qua việc Nhà nước sử dụng thuế cho các nhu cầu chung của xã hội. Đặc điểm này của Thuế giúp ta phân biệt
với phí và lệ phí, vì phí và lệ phí có sự bù đắp, người đóng phí và lệ phí sẽ nhận được lợi ích trực tiếp từ việc đóng phí và lệ phí.
– Thuế luôn gần với quyền lực nhà nước, là hai phạm trù không thể tách rời Nhà nước là chủ thể duy nhất đặt ra các khoản thuế và ngược lại thuế là phương tiện vật chất chủ yếu để duy trì quyền lực nhà nước.
Phân loại
Căn cứ theo đối tượng nộp thuế, các sắc thuế được chia làm 2 loại là thuế trực thu và thuế gián thu:
– Thuế trực thu: là loại thuế Nhà nước thu trực tiếp thu trực tiếp từ các thế nhân và pháp nhân có thu nhập hoặc tài sản chịu thuế theo luật định, Đối với thuế trực thu người nộp thuế cũng là người chịu thuế. Thuế trực thu có tính điều tiết thu nhập cao hơm thuế gián thu. Xét về tỉnh công bằng, thuế trực thu thường đáp ứng được nguyên tác: đánh thuế theo khả năng chỉ trả. Tuy nhiên, thuế trực thu làm cho các tổ chức, cá nhân có thu nhập, tài sản phải trả thuế trực tiếp cho Nhà nước cảm nhận rõ về gánh nặng thuế do đó có thể dẫn đến những phản ứng để giảm nhẹ gánh nặng này.
– Thuế gián thu là loại thuế nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Đối với thuế gián thu người nộp thuế không phải là người chịu thuế, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng hàng hóa, dịch vụ bị đánh thuế. Thuế gián thu có phạm vi thu rất rộng rãi, do đó việc điều chính thuế gián thu để dàng hơn thuế trực thu. Thuế gián thu cũng dễ được chấp nhận hơn do người chịu thuế thường không cảm nhận được đầy đủ gánh nặng của loại thuế này. Tuy nhiên, thuế gián thu không xem xét đến tình hình thu nhập hoặc tài sản của người chịu thuế. Mọi công dân đều phải tiêu dùng và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của đời sống và đều phải chịu các khoản thuế gián thu ẩn trong giả cả hàng hóa, dịch vụ mặc dù họ không có thu nhập giống nhau. Nói cách khác, việc đánh thuế chưa đúng với khả năng chỉ trả.
Tại Việt Nam, với sự phát triển của kinh tế thị trường và tác động của cải cách thuế, cơ cấu giữa thuế gián thu và trực thu có xu hướng thay đổi, tỷ trọng của thuế trực thu gia tăng còn tỷ trọng của thuế gián thu có xu hướng giảm.
Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập công ty
Có 4 loại thuế tại Việt Nam mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi thành lập công ty:
Thuế Giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (VAT) hay thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa VAT mua vào và VAT bán ra.
Để xác định số tiền thuế GTGT phải nộp thì doanh nghiệp cần xác định phương pháp kê khai thuế GTGT là phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp. Cụ thể:
- Kê khai theo phương pháp khấu trừ
Thuế GTGT phải nộp | = | Thuế GTGT đầu ra | – | Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ |
Nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp phải nộp phần chênh lệch đó. Ngược lại nếu thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ phần chênh lệch.
Ví dụ:
Công ty A mua nguyên vật liệu có giá là 9.900.000 đồng,bao gồm thuế VAT 10% là 900.000 đồng.
Sau đó, công ty Kế toán A làm nên thành phẩm và bán cho công ty X với giá bán là 13.200.000 đồng, trong đó VAT = 1.200.000 đồng. Như vậy:
– Thuế GTGT đầu ra = 1.200.000 đồng;
– Thuế GTGT đầu vào = 900.000 đồng.
Như vậy, số thuế GTGT phải nộp = 1.200.000 – 900.000 = 300.000 đồng.
- Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Đối với phương pháp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sẽ được tính theo 2 cách: trực tiếp trên doanh thu và trực tiếp trên GTGT.
Cách 1: Kê khai trực tiếp trên doanh thu
Thuế GTGT | = | Giá trị của hàng hóa bán ra | x | Thuế suất thuế GTGT |
Thuế suất thuế GTGT đối với phương pháp này được xác định dựa vào ngành nghề kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp. Chẳng hạn: Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%; dịch vụ là 5% (Tham khảo Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC).
Công ty A cung cấp dịch vụ cho công ty B với giá là 7.000.000 đồng.
– Số thuế GTGT phải nộp = 7.000.000 x 5% = 350.000 đồng;
– Trong đó: 5% là tỷ lệ % nộp thuế GTGT trên doanh thu của hoạt động cung cấp dịch vụ.
Cách 2: Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
Cách này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Khi đó, thuế GTGT sẽ được tính bằng 10% của giá trị tăng thêm.
Ví dụ:
Công ty Kế toán Anpha mua 1 chiếc nhẫn vàng.
– Giá mua vào là 7.000.000 đồng;
– Giá bán ra là 9.000.000 đồng.
Như vậy, giá trị tăng thêm sẽ là 9.000.000 – 7.000.000 = 2.000.000 đồng.
Vậy thuế GTGT phải nộp của công ty Kế toán Anpha = 2.000.000 x 10% = 200.000 đồng.
Lệ phí môn bài
Từ ngày 01/01/2017, cách gọi “thuế môn bài” được thay thế bằng “lệ phí môn bài”, là thuế bắt buộc doanh nghiệp đóng hàng năm.
- Đối tượng nộp lệ phí môn bài: các thành phần kinh tế được quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP;
- Đối tượng miễn lệ phí môn bài: được bổ sung, thay đổi theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP;
- Mức thuế và thời hạn nộp lệ phí môn bài: Tùy vào thời gian đăng ký doanh nghiệp và mức doanh thu mà bậc thuế môn bài sẽ khác nhau, từ 300.000 đồng/năm – 3.000.000 đồng/năm.
Xem thêm: Thuế môn bài là gì? Những điều cần biết về Thuế Môn Bài 2024
Thuế thu nhập cá nhân
Xem chi tiết tại: Thuế Thu nhập cá nhân và những lưu ý quan trọng năm 2024
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý.
- Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập.
- Cách tính thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNDN x Thuế suất (20%) Trong đó:
Thu nhập tính thuế TNDN | = | Thu nhập chịu thuế | – | Thu nhập được miễn thuế | – | Các khoản lỗ được chuyển |
Thu nhập chịu thuế | = | Doanh thu | – | Chi phí được trừ | + | Các khoản thu nhập khác |
Ví dụ:
Công ty A có tổng doanh thu bán hàng năm 2019 là 130.000.000 đồng. Trong đó:
– Giá vốn hàng hóa là 60.000.000 đồng;
– Chi phí bán hàng là 7.000.000 đồng;
– Chi phí quản lý doanh nghiệp là 12.000.000 đồng.
Khi đó lợi nhuận = doanh thu – giá vốn – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp = 130.000.000 – 60.000.000 – 7.000.000 – 12.000.000 = 51.000.000 đồng.
Như vậy, công ty A lãi 51.000.000 đồng.
Vậy thuế TNDN phải nộp của công ty A = 51.000.000 x 20% = 10.200.000 đồng.
Lưu ý: Việc xác định chi phí sao cho hợp lý, hợp lệ còn tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh và ngành nghề riêng của mỗi doanh nghiệp.
Hãy gọi ngay/ Nhắn tin Zalo 0867 239 945 hoặc 0345 161 539 khi Quý Khách hàng còn nhiều thắc mắc cần trao đổi, giải đáp
Hãy đến với BEEWOW để không còn những nỗi lo về thuế.
BEEWOW ACC
ĐỒNG HÀNH – PHÁT TRIỂN