Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý hợp lệ

NỘI DUNG CHÍNH

Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý hợp lệ

  •     Phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN;
  • Vay cho mục đích kinh doanh;
  • Nếu vay của cá nhân, tổ chức… không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế thì: Lãi suất không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
  •     Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (khi vay, cho vay, trả nợ vay) giữa các doanh nghiệp.

Theo điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 – Nếu DN (không phải là tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau thì phải sử dụng các hình thức giao dịch sau:

Thanh toán bằng Séc;

Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

Hồ sơ vay ghi nhận chi phí lãi vay cá nhân:

  • Hợp đồng vay tiền;
  •     Chứng từ khấu trừ thuế TNCN: 5% (nếu đi vay của cá nhân khi trả lãi tiền vay phải khấu trừ 5%).

Hồ sơ ghi nhận chi phí lãi vay doanh nghiệp:

  • Hóa đơn GTGT tiền lãi vay (nếu đi vay của DN (không phải là tổ chức tín dụng) khi trả tiền lãi vay thì phải yêu cầu công ty cho vay xuất hóa đơn);
  •     Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (khi vay, cho vay, trả nợ vay, trả lãi vay) giữa các doanh nghiệp.

Tiền nhiều có được đi vay không?

Một khoản lãi vay được chấp nhận khi Công ty đã góp đủ vốn và khoản vay phục vụ mục đích kinh doanh.

Cơ quan thuế sẽ đặt nghi vấn:

  1. Doanh nghiệp có góp vốn ảo không?
  2. Nhiều tiền sao đi vay?

→ Trường hợp doanh nghiệp có chi trả lãi tiền vay nếu khoản chi này có:

–  Đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật,

– Khoản chi trả lãi tiền vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

– Không thuộc trường hợp khoản chi trả lãi tiền vay dùng để góp vốn điều lệ, chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu;

– Doanh nghiệp đi vay có giải trình và chứng minh cho cơ quan thuế về số tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm vay đã có kế hoạch thực hiện ngay trong thời gian sắp tới thì cơ quan thuế kiểm tra nếu đúng như doanh nghiệp giải trình thì:

  • Chi trả lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư được tính vào giá trị công trình đầu tư.
  • Chi trả lãi tiền vay phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Lãi vay có bị khống chế không? -Vay vốn giữa các doanh nghiệp có bị khống chế lãi vay?

Thông tư 78/2014/TT-BTC không có quy định khống chế chi phí lấy vay doanh nghiệp (ngoại trừ vay cá nhân)

Lãi suất tiền vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm vay đối với các khoản vay mà doanh nghiệp vay từ các cá nhân.

*Công văn 80417/CT-TTHT ngày 01 tháng 9 năm 2020, Cục Thuế TP. Hà Nội Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thì doanh nghiệp xác định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/06/2020 của Chính Phủ và Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC. Cụ thể:

  • Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
  •   Chi phí lãi vay không được trừ trong kỳ chuyển kỳ tính thuế tiếp theo quy định tại tiết b khoản 3 Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính Phủ.

Giám đốc cho công ty vay có rủi ro gì không?

→ Giám đốc phải chịu thuế TNCN khi Công ty thanh toán lãi vay (chỉ khi công ty thanh toán).

Nếu Giám đốc vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. (Điều 5 Nghị Định 132/2020/NĐ-CP)

Lãi vay khi chưa góp đủ vốn?

→ Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

được xác định như sau:

  • Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
  •   Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn

–   Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

–       Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

Ví dụ: Công ty đã góp 80% vốn. Tổng lãi vay 03 tỷ thì doanh nghiệp được đưa vào bao nhiêu?

Vốn đăng ký                           100,000,000             Công ty vay    15,000,000,000

Đã góp                                      80,000,000            Lãi vay               3,000,000,000

Tỷ lệ đã góp                                             80%            CP lãi vay loại      600,000,000

Vốn hóa chi phí lãi vay?

→ Công ty phải đưa lãi vay vào chi phí trong giai đọan tạm dừng hình thành tài sản

  •   Khoản chi phí lãi vay phát sinh trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định được tính vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư nếu đủ điều kiện vốn hóa theo quy định pháp luật về kế toán. Chi phí lãi vay đã được ghi nhận vào giá trị tài sản, giá trị công trình đầu tư không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên.
  • Khoản chi phí lãi vay phát sinh sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh. Khoản chi này nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Thông tu 96/2015/TT-BTC nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Vốn hóa chi phí đi vay trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 – Chi phí đi vay

“Chấm dứt việc vốn hoá

  1. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.
  2. Một tài sản sẵn sàng đưa vào sử dụng hoặc bán khi quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đã hoàn thành cho dù các công việc quản lý chung vẫn có thể còn tiếp tục. Trường hợp có sự thay đổi nhỏ (như trang trí tài sản theo yêu cầu của người mua hoặc người sử dụng) mà các hoạt động này chưa hoàn tất thì hoạt động chủ yếu vẫn coi là đã hoàn thành.”

Sử dụng vốn vay sai mục đích

→ Công ty cần làm bảng kê chứng minh sử dụng vốn vay đúng mục đích thì loại trừ trường hợp bị vốn hóa và loại trừ chi phí lãi vay do không phục vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Lãi vay khi chuyển nợ mua hàng thành nợ vay?

→ Công ty A mua 1 lô hàng trị giá 1.000.000.000 đồng. Công ty không có tiền trả và hai bên thống nhất chuyển khoản nợ mua hàng thành khoản vay 1 năm lãi suất 12% có được không?

  •     Hóa đơn mua hàng không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt nên bị loại thuế GTGT và Thuế TNDN. Lưu ý là trong các hình thức được xem là có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì không có hình thức chuyển nợ thành vay. Độc giả nên tham khảo phần này ở thông tư 219mục các trường hợp được xem là có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
  •     Khoản vay giữa các doanh nghiệp với nhau thì bắt buộc phải chuyển khoản. Nên trường hợp này không được xem là đủ điều kiện hình thành một khoản vay. Nên khi bên đi vay trả lãi vay sẽ không là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.

Chi phí lãi vay có được trích trước không?

Chi phí lãi vay được hạch toán theo cơ sở dồn tích không hạch toán theo thời điểm thực chi. Nên chi phí năm nào phải được hạch toán vào năm đó.

Vay của đối tượng có sử dụng hóa đơn theo quy định pháp luật:

Quy định tại Điều 4 Thông Tư 96/2014/TT-BTC hướng dẫn chi phí lãi vay là khoản chi phí cần được thể hiện qua hóa đơn đối với đối tượng có sử dụng hóa đơn. Công ty hạch toán dựa trên hóa đơn từng kỳ của bên cho vay phát hành (kể cả trường hợp trả lãi cuối kỳ khi trả gốc). Trường hợp bên cho vay xuất hóa đơn sai thời điểm thì Công ty được phép trích trước chi phí hạch toán đúng kỳ chi phí phát sinh.

Vay của đối tượng cá nhân không kinh doanh:

Ngoài các quy định bị khống chế tại Điều 4 Thông Tư 96/2014/TT-BTC, công ty căn cứ vào các điều khoản cam kết trên hợp đồng (kể cả trường hợp trả lãi cuối kỳ khi trả gốc) phải thực hiện trích trước chi phí để hạch toán đúng kỳ. (Công văn số 62347/CT-TTHT ngày 10/09/2018)

Vay của đối tượng nước ngoài:

Công văn số 79335/CT-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội

Trường hợp Công ty TNHH Ogishi Việt Nam là Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (được thành lập bởi Công ty Ogishi Kougou tại Nhật Bản) ký kết hợp đồng vay vốn với Công ty Ogishi Kougou để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, theo đó, lần thanh toán lãi vay đợt 1 của Công ty vào tháng 4/2017; tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2016 (31/12/2016) Công ty đã trích trước phần chi phí lãi vay phải trả của năm 2016 tính đến ngày 31/12/2016 vào chi phí năm 2016 và đến tháng 4/2017 Công ty đã thanh toán khoản chi phí lãi tiền vay theo đúng kỳ hạn thì khoản chi phí lãi vay Công ty đã trích trước được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2016 nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên đồng thời đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ.

Lãi vay áp dụng thuế suất bằng 0%

→ Căn cứ khoản 1, điều 50 Luật Quản lý thuế 2019

“1. Người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau đây:

đ) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị

giao dịch thông thường trên thị trường;

(Công văn số 4975/TCT-CS ngày 26/10/2016) hướng dẫn vay vốn với lãi suất 0% thì hoạt động vay vốn trên là việc thực hiện trao đổi không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường => thuộc diện bị ấn định thuế theo quy định.

Làm hợp đồng mượn tiền lãi suất 0%?

Cần phân biệt giữa hợp đồng mượn tiền và hợp đồng vay tiền như sau:

Căn cứ các Điều 105, Điều 463, Điều 464, Điều 494, Điều 495 thì “hợp đồng cho mượn tiền không tính lãi” thông thường về bản chất là hợp đồng vay tiền không tính lãi, bởi lẻ thông thường theo thỏa thuận thì quyền sở hữu đối với khoản tiền đó sẽ thuộc về người vay và khi đến hạn trả, người vay chỉ phải trả một khoản tiền đúng bằng số tiền đã vay (có thể có lãi hoặc không trả lãi theo thỏa thuận) mà không phải là đúng những tờ tiền đã vay (đúng số sơ-ri, năm sản xuất…). Nếu là mượn tiền thì quyền sở hữu với số tiền đó sẽ không thay đổi và khi đến hạn trả, người mượn phải trả lại cho người cho mượn đúng những tờ tiền mà mình đã mượn, bao gồm đúng năm sản xuất, số sơ-ri… đúng tình trạng của tài sản.

Theo Công văn 4815/TCT-CS ngày 18/10/2016 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế Tỉnh Gia Lai. Và theo Công văn 4975/TCT-CS ngày 26/20/2016 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế TP. Hồ Chí Minh quy định:

– Khi DN cho vay, mượn tiền (dù là Tổ chức hoặc cá nhân) mà Không lấy lãi hoặc Lãi suất 0% => Có thể sẽ bị Cơ quan thuế ấn định thuế phải nộp (vì đây là trao đổi không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường).

Vay vốn của cá nhân có thể nhận bằng tiền mặt?

Theo Nghị Định 222/2013/NĐ-CP tại Điều 6, Khoản 2 quy định về giao dịch tài chính

“2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.”

Thông tư 09/2015/TT-BTC tại Điều 4, Khoản 1 quy định hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng

“1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

→ Căn cứ theo quy định trên: Nếu doanh nghiệp vay vốn cá nhân không cần phải chuyển khoản tiền cho vay và trả nợ. Cá nhân có thể cho doanh nghiệp vay bằng tiền mặt và doanh nghiệp khi trả nợ cho cá nhân có thể dùng tiền mặt để trả nợ.

Chi phí lãi vay của chủ DNTN

Công văn 5396/BTC-TCT ngày 25 tháng 04 năm 2017, Bộ tài chính Trường hợp cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân (người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân), tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, đã góp đủ vốn đầu tư theo đăng ký, có thực hiện vay vốn theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước, nếu khoản chi phí lãi vay mà cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân đã trả cho tổ chức tín dụng phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và có đủ chứng từ theo quy định của pháp luật thì khoản chi trả lãi vay được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Lưu ý theo quy định hiện tại, nếu khoản vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế thì chi phí lãi vay bị khống chế theo Nghị Định 132/2020/NĐ-CP nêu dưới đây:

Chi phí lãi vay của các bên có giao dịch liên kết

Chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đố với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định tại nghị định 132/2020/NĐ-CP

Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết

  1. Các bên có quan hệ liên kết sở hữu:

Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

– Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

– Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;

  1. Các bên có quan hệ liên kết Kiểm soát:

– Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;

– Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba; Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;

– Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài; Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;

– Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;

– Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.

  1. Các bên có quan hệ liên kết qua giao dịch:

– Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay,

(Lưu ý: Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp không có các khoản nợ trung và dài hạn theo tiêu chí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP nêu trên thì không thuộc trường hợp áp dụng tại điểm này._Theo công văn số 915/TCT-TTKT ngày 25/03/2022.)

Điều 16. Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

“3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

  1. a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;”

“b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này.”

Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;”

Hãy gọi ngay/ Nhắn tin Zalo 0934 049 636 hoặc 0345 161 539 khi Quý Khách hàng còn nhiều thắc mắc cần trao đổi, giải đáp.

Xem thêm:

Ngăn chặn điều chỉnh hóa đơn đầu vào bất hợp pháp

Hướng dẫn tự quyết toán thuế TNCN

Điền thông tin chi tiết để được tư vấn!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Shopping Basket