1. Đối tượng nào được thành lập doanh nghiệp tại TP.HCM
– Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Có các giấy tờ pháp lý cá nhân;
– Không thuộc những đối tượng bị hạn chế thành lập doanh nghiệp;
– Có đầy đủ giấy phép con đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
– Nếu là tổ chức phải có tư cách pháp nhân.
2. Các thông tin cần chuẩn bị trước khi mở công ty tại TP.HCM
– Loại hình doanh nghiệp: Gồm có công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp xã hội, v.v. Mỗi loại hình sẽ có ưu điểm và nhược điểm, vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình tương ứng với mục tiêu, quy mô hoạt động.
– Địa chỉ công ty: Là địa điểm đặt trụ sở, phải có đủ 04 cấp đơn vị hành chính: Số nhà, ngách, hẻm, ngõ/đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn – Xã/Phường/Thị trấn – Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh – Tỉnh/Thành phố.
– Tên công ty: Tuân thủ cấu trúc đặt tên doanh nghiệp bao gồm: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tránh đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
>>> Bài viết tham khảo: Hướng dẫn đặt tên công ty và những điều cần lưu ý
– Ngành nghề kinh doanh: Gồm ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không điều kiện. Các doanh nghiệp thành lập tại TP.HCM có thể đăng ký hoạt động kinh doanh bất cứ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm. Trường hợp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì khi đi vào hoạt động cần có giấy phép con theo yêu cầu của từng ngành nghề.
>>> Tra cứu Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam tại đây
– Vốn điều lệ: Là số vốn cơ bản được doanh nghiệp đăng ký khi làm thủ tục thành lập. Vốn điều lệ là cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề như: thuế môn bài, khả năng góp vốn và phạm vi trách nhiệm của các thành viên, cổ đông, v.v. Vì vậy, tùy vào ngành nghề kinh doanh cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp mà bạn đăng ký vốn cho phù hợp.
>>> Bài viết tham khảo: Những điều cần biết về vốn điều lệ
3. Trình tự thực hiện thủ tục mở công ty tại TP.HCM
Bước 1: Lựa chọn hồ sơ phù hợp với loại hình doanh nghiệp.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin như đã nêu tại mục 2.
Bước 3: Soạn 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập công ty tại TP.HCM;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông/thành viên;
- Giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật/thành viên công ty;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với người đại diện theo pháp luật/thành viên công ty;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp lên Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, bằng cách nộp hồ sơ online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đường link: http://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/.
>>> Lưu ý: Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, Sở KH & ĐT Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ nhận được thông báo hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung hồ sơ và tiến hành nộp lại.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua đường bưu điện theo hướng dẫn của Sở KH & ĐT Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Chi phí mở công ty tại TP.HCM
Lệ phí Nhà nước: Phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp là 100.000 VNĐ/lần.
>>> Tham khảo: Bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói
5. Các công việc cần làm sau khi thành lập công ty tại TP.HCM
- Khắc con dấu công ty và thông báo sử dụng mẫu con dấu;
- Khắc và treo bảng hiệu tại trụ sở công ty;
- Mở tài khoản ngân hàng;
- Đăng ký mua chữ ký số;
- Đăng ký mua phần mềm hóa đơn điện tử;
- Làm thủ tục kê khai thuế ban đầu.
Nếu bạn đang băn khoăn về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, điều kiện để thành lập công ty tại TP.HCM, đừng ngần ngại gọi số hotline 0934 049 636 hoặc để lại thông tin tại đây, Beewow sẽ liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất nhé!