BlogĐiều bạn quan tâmNhững điều cần biết về người đ...

Những điều cần biết về người đại diện theo pháp luật

Facebook
Pinterest
LinkedIn
Email
Lượt xem: 15

NỘI DUNG

nguoi-dai-dien-phap-luat

1. Người đại diện theo pháp luật là gì?

Người đại diện theo pháp luật là người đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mà không phải do các bên thoả thuận.

Người đại diện theo pháp luật là những người trong các trường hợp sau: cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người đứng đầu của pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với pháp nhân; chủ hộ đối với hộ gia đình trong các giao dịch vì lợi ích chung của hộ, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình; tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; những người khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

2.1. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật

Theo Khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
  • Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp;
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại Khoản 1 Điều này.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì họ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

  • Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
  • Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật có thể vừa đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên vừa đảm nhiệm chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc. Khi đó, ngoài quyền và nghĩa vụ theo chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật còn có quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên. Cụ thể như sau:

  • Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Thay mặt Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

>> Bài viết tham khảo:

  1. Đặt tên công ty và những điều cần lưu ý
  2. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
  3. Hồ sơ thành lập công ty tại Cần Thơ năm 2023

2.3. Lưu ý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
  • Đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trên đây là chi tiết những thông tin quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ hotline 0345.161.539 hoặc 0934.049.636 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

BEEWOW ra đời với sứ mệnh đem đến các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán - nhân sự của khách hàng, một dịch vụ mà ở đó BEEWOW luôn thấu hiểu và đồng hành trong từng chặng đường hình thành và phát triển của các start-up, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước.