BlogĐiều bạn quan tâmHồ sơ thành lập công ty tại Cầ...

Hồ sơ thành lập công ty tại Cần Thơ năm 2023

Facebook
Pinterest
LinkedIn
Email
Lượt xem: 14

NỘI DUNG

Ho-so-thanh-lap-cong-ty-gom-nhung-gi

Bạn đang muốn biết chi tiết các trình tự, điều kiện, thủ tục, mẫu hồ sơ để đăng ký thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần trong năm 2023, thì hãy xem bài viết Beewow chia sẻ dưới đây:

I. Hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 bao gồm:

  • Điều lệ công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 6 tháng).

II. Thủ tục, quy trình đăng ký thành lập công ty năm 2023

1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty

Tuy hồ sơ thành lập công ty có thể nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nộp trực tiếp tại Sở KH & ĐT, nhưng hầu hết các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Quảng Ninh, v.v chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng. Do vậy, để tránh mất thời gian, bạn nên xác nhận hình thức nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành nơi doanh nghiệp thành lập trước khi thực hiện.

Hiện nay, tại Cần Thơ chấp nhận cả hồ sơ điện tử và hồ sơ trực tiếp. Các bạn cân nhắc lựa chon cách thức nào thuận tiện và phù hợp nhé!

2. Trình tự 5 bước thực hiện thủ tục thành lập công ty qua mạng (online)

Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;

Bước 3: Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;

Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm;

Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ.

*** Lưu ý:

  • Nếu nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ phải được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số (token), người ký xác thực hồ sơ phải được gán chữ ký số vào tài khoản.

3. Thời gian giải quyết thủ tục thành lập công ty

Trong vòng 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn chỉ cần in giấy biên nhận (không cần nộp bộ hồ sơ gốc) và nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH & ĐT.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ phải chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo phản hồi của Sở KH & ĐT và tiến hành nộp lại theo 5 bước như trên.

II. Điều kiện thành lập công ty

Thực hiện đúng các vấn đề sau để có thể đăng ký thành lập công ty

1. Xác định loại hình công ty, doanh nghiệp

Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam: Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

>> Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

2. Đặt tên doanh nghiệp

  • Tên công ty gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. VD: Công ty TNHH Beewow Acc thì “Công ty TNHH” là loại hình còn “Beewow Acc” là tên riêng. Lưu ý TÊN RIÊNG của tất cả các công ty trên lãnh thổ Việt Nam không được trùng nhau (kể cả thay đổi loại hình). Như trường hợp trên, bạn KHÔNG thể đặt tên công ty là Công ty Cổ phần Beewow Acc, tuy khác loại hình “TNHH” nhưng vẫn bị trùng cụm từ “Beewow Acc” là tên riêng. 
  • Tên công ty có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc. VD: Trường hợp “Gây Nhầm Lẫn” là bạn không thể đặt tên công ty là “Công ty TNHH BeeWow Acc 2”, tuy khác nhau về chữ viết hoa và số so với tên công ty đã đăng ký trước đó là “Công ty TNHH Beewow Acc”.
  • Tuy doanh nghiệp không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề, nhưng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như định hình thương hiệu sau này, doanh nghiệp nên chọn lựa tên phù hợp với ngành nghề đăng ký. 
  • Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh về tên doanh nghiệp là quyết định cuối cùng.

>> Xem thêm: Đặt tên công ty và những điều cần lưu ý

3. Địa chỉ trụ sở công ty

  • Một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty.
  • Địa chỉ công ty nếu là chung cư/căn hộ thì phải có giấy tờ chứng minh chung cư/căn hộ đó có phần diện tích dùng làm khu văn phòng, phải có hợp đồng thuê văn phòng bạn ký trực tiếp với chủ đầu tư, v.v rất phức tạp và mất thời gian.

4. Ngành nghề kinh doanh

Để thực hiện hồ sơ đăng ký thành lập, bạn cần xác định mã ngành kinh doanh cũng như các ngành nghề mà doanh nghiệp có thể hoạt động trong tương lai (tránh việc phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề sau này, vừa mất thời gian, chi phí lại ảnh hưởng tiến độ kinh doanh). 

>> Tải Danh mục ngành nghề tại Việt Nam: he-thong-ma-nganh-kinh-te-viet-nam

>> Xem thêm: Quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 

5. Vốn điều lệ công ty

Dù không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu và doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ dưới bất cứ hình thức nào, nhưng vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp xác định lệ phí môn bài và cam kết nghĩa vụ trách nhiệm tài chính với đối tác, khách hàng, v.v. Do vậy, vốn điều lệ càng cao càng chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp và tạo lòng tin với đối tác, khách hàng.

Tùy vào ngành nghề kinh doanh mà vốn pháp định sẽ được yêu cầu cụ thể.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về vốn điều lệ

6. Người đại diện pháp luật

Người đại diện pháp luật là người chịu trách nhiệm với luật pháp về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của công ty thường là người điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh, đại diện cho doanh nghiệp ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, cá nhân hay tổ chức khác.

Chức danh của người đại diện theo pháp luật thường là giám đốc/tổng giám đốc/chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng quản trị. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn cho phép người đại diện pháp luật không cần giữ bất kỳ chức danh nào tại doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp

III. Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập công ty, doanh nghiệp

Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà ưu điểm và nhược điểm sẽ có vài điểm khác nhau.

Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm cơ bản khi thành lập doanh nghiệp với bất cứ loại hình nào.

1. Ưu điểm

  • Dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài;
  • Không giới hạn ngành, nghề đăng ký đầu tư kinh doanh;
  • Được phép xuất hóa đơn GTGT (hóa đơn đỏ) và được khấu trừ thuế GTGT;
  • Được luật pháp bảo vệ khi có tranh chấp hoặc các cạnh tranh không lành mạnh;
  • Không giới hạn số lượng lao động (so với HKD cá thể chỉ được sử dụng dưới 10 lao động);
  • Dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

2. Nhược điểm

  • Sổ sách kế toán phức tạp, phải làm báo cáo thuế hàng quý, hàng năm;
  • Phải nộp nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (doanh nghiệp phải đóng 20% thuế TNDN/năm nếu kinh doanh có lãi);
  • Phải chấp hành các quy định của Luật Doanh nghiệp.

Trên đây là trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập công ty. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề về đăng ký thành lập mới, vui lòng liên hệ hotline 0345.161.539 hoặc 0934.049.636 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

BEEWOW ra đời với sứ mệnh đem đến các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán - nhân sự của khách hàng, một dịch vụ mà ở đó BEEWOW luôn thấu hiểu và đồng hành trong từng chặng đường hình thành và phát triển của các start-up, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước.