Sai phạm trong chuyển lỗ

NỘI DUNG CHÍNH

Nguyên tắc chung

Hạn được chuyển lỗ tối đa 5 năm (khoản 2 điều 7 nghị định 218/2013/NĐ-CP)

Căn cứ theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC:

 “Điều 9. Xác định lỗ và chuyển lỗ

  1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
  2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Ví dụ: Theo hướng dẫn tại Công văn số 8859/CT-TTHT ngày 20/08/2019 hướng dẫn chuyển lỗ khi tính thuế TNDN:

Công ty A sau khi quyết toán có phát sinh khoản lỗ của năm 2016 thì khoản lỗ này được kết chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Khi thực hiện quyết toán thuế năm 2017 Công ty không thực hiện việc chuyển khoản lỗ của năm 2016 thì Công ty thực hiện kê khai bổ sung theo quy định.

Nguyên tắc bù trừ lãi lỗ giữa các hoạt động

Căn cứ theo điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC:

–       Doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác quy định tại Điều 7)

(Thông tư số 78/2014/TT-BTC), sau khi bù trừ vẫn còn lỗ thì tiếp tục được chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quy định.

Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, sau khi có quyết định giải thể nếu có chuyển nhượng bất động sản là tài sản cố định của doanh nghiệp thì thu nhập (lãi) từ chuyển nhượng bất động sản (nếu có) được bù trừ với lỗ sang theo quy định) vào kỳ tính thuế phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả số lỗ của các năm trước được chuyển sån.”

Ví dụ: Theo hướng dẫn tại Công văn số 12036/CT-TTHT ngày 17/03/2020 thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS:

Năm 2019, Công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm Vimedimex có hoạt động chuyển nhượng bất động sản lãi và hoạt động sản xuất kinh doanh đang bị lỗ thì Công ty không được bù trừ lãi từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vậy căn cứ theo các quy định trên:

–   Lỗ BĐS được bù trừ với Lãi SXKD

–    Lỗ SXKD không được bù trừ với Lãi BĐS

Thanh tra thuế xác định lại số lỗi không giống như quyết toán thì chỉ được kết chuyển theo số lỗ do thanh tra ấn định

Doanh nghiệp căn cứ vào số lỗ được chuyển xác định lại theo biên bản, quyết định để theo dõi số lỗ đã chuyển, còn được chuyển của các kỳ liên quan trên quyết toán thuế TNDN của năm hiện tại .

Ví dụ : Năm 2020 doanh nghiệp nhận được quyết định xử lý sau thanh tra thuế các năm 2018-2019, trong đó số lỗ còn được chuyển của năm 2019 giảm từ 500 trở xuống còn 350 trđ . Trên phụ lục chuyển lỗ của năm 2020, kế toán sẽ thể hiện số lỗ còn được chuyển theo số trên quyết định xử lý là 350 trả thay vì 500 trả như trên quyết toán thuế TNDN năm 2019.

Chuyển lỗ khi bị ấn định thuế

Theo hướng dẫn tại Công văn số: 4819/TCT-PC về chuyển lỗ và xử phạt hành vi trốn thuế qua thanh tra thuế:

Vấn đề chuyển lỗ đối với trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế, theo quy định về pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trường hợp khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có số lỗ của các năm trước còn trong thời gian được chuyển lỗ theo quy định thì được chuyển lỗ sang những năm sau cho đến khi hết thời hạn được chuyển lỗ. Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế chưa có quy định không được chuyển lỗ trong trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế.

Xử lý lỗ sau khi chấm dứt hoạt động

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 96/2015/TT-BTC:

“3. Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế theo quy định). Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.”

Điều 206 Luật Doanh nghiệp:

“1. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  1. Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.”

Ví dụ: Theo hướng dẫn tại Công văn số 70486/CT-TTHT ngày 22/10/2018 hướng dẫn xử lý lỗ sau khi chi nhánh chấm dứt hoạt động CN:

–  Chi nhánh là đơn vị hạch toán độc lập, kê khai thuế TNDN riêng, nếu khi giải thể Chi nhánh, Công ty kế thừa toàn bộ nghĩa vụ và quyền lợi của Chi nhánh, cơ quan thuế đã kiểm tra quyết toán thuế tại Chi nhánh xác định số lỗ chi tiết của từng năm thì số lỗ đó được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và chuyển lỗ vào Công ty khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, thời gian chuyển lỗ thực hiện theo quy định.

Lỗ phát sinh trước khi hợp nhất

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 96/2015/TT-BTC:

“3. Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế theo quy định). Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.”

Ví dụ: Theo hướng dẫn tại Công văn số 1636/CT-TTHT ngày 25/2/2016 hướng dẫn xử lý lỗ trước khi hợp nhất:

Một Công ty được hợp nhất từ hai Công ty, nếu hai Công ty trước hợp nhất bị lỗ thì số lỗ này phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của Công ty sau khi hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của Công ty sau khi hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

Phải bù trừ hết lỗ mới được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 3 điều 3 Thông tư 186/2010/TT-BTC:

Nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam của năm phát sinh lợi nhuận trong trường hợp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư của năm phát sinh lợi nhuận vẫn còn số lỗ luỹ kế sau khi đã chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ví dụ: Theo hướng dẫn tại Công văn số 57077/CT-TTHT ngày 15/08/2018 hướng dẫn về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

–   Công ty tự quyết định số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài nhưng phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 186/2010/TT-BTC.

–   Về thời gian chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: công ty thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài sau 07 ngày làm việc tính từ ngày gửi thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 186/2010/TT-BTC.

–       Về thông báo việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Công ty sử dụng mẫu “Thông báo về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài” ban hành theo Thông tư số 186/2010/TT-BTC gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định.

Số năm được chuyển lỗ xác định theo năm tài chính

Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

+ Tại Khoản 4 Điều 3 quy định về phương pháp tính thuế:

“Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

Theo hướng dẫn tại Công văn số 4952/CT-TTHT ngày 22/5/2019 về việc xác định số năm chuyển lỗ:

–       Số năm chuyển lỗ được xác định theo năm tài chính, nếu có sự thay đổi về năm tài chính thì năm đầu tiên của khoản lỗ chính là năm chuyển đổi sẽ được tính là 1 năm chuyển lỗ

Ví dụ: Trường hợp Công ty từ năm 2017 điều chỉnh lại niên độ kế toán từ 01/01 – 31/12 hàng năm sang từ 01/04 năm trước đến 31/03 năm sau thì số lỗ phát sinh năm 2013 được chuyển toàn bộ và liên tục vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của kỳ tính thuế TNDN năm 2014, 2015, 2016, 2017 và kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi 2018 (từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/3/2018).

Hãy gọi ngay/ Nhắn tin Zalo 0867 239 945 hoặc 0345 161 539 khi Quý Khách hàng còn nhiều thắc mắc cần trao đổi, giải đáp.

Xem thêm:

Quy định về thuế nhà thầu

Các sai phạm liên quan thuế TNCN

 

Điền thông tin chi tiết để được tư vấn!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Shopping Basket