Tiền lương tháng 13 và các khoản phụ cấp, khoán chi

NỘI DUNG CHÍNH

Tiền thưởng và tiền lương tháng 13

“Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.” (Bộ luật lao động năm 2019)

Lương tháng 13 là tiền thưởng hay tiền lương?

Như vậy, vì luật không quy định khái niệm cụ thể, nên “lương tháng 13” hay “thưởng tết” cũng chỉ là tên gọi do mọi người tự đặt, bản chất nó đều là khoản “Thưởng” theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, luật quy định thưởng Tết không phải là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp trong mọi trường hợp. Khoản thưởng được đưa ra căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Vì vậy: Người lao động sẽ được thưởng Tết nếu có thỏa thuận trong hợp đồng lao động, theo quy chế nội bộ doanh nghiệp về thưởng Tết, thỏa ước lao động tập thể (thường nó phụ thuộc phần lớn vào doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và năng suất, hiệu quả công việc của người lao động…).

Thù lao hội đồng quản trị

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:

  1. d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”

Lập quỹ dự phòng tiền lương

Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:

–   Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi thì không được trừ vào chi phí khi tính thuế TNDN, trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương, mức trích lập do doanh nghiệp tự quyết định nhưng tối đa không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

–   Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

–   Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.

–       Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương nhưng sau 6 tháng (kể từ ngày kết thúc năm tài chính) vẫn chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết thì phải tính giảm chi phí của năm sau.

* Công văn 56018/CT-TTHT ngày 17/8/2017 của Cục thuế TP. Hà Nội:

–       Trường hợp Công ty có thực hiện trích trước khoản tiền thưởng thành tích trong năm tài chính nhưng đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN Công ty chưa thực hiện chi thì khoản trích trước này không đủ điều kiện để

hạch toán chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của năm phát sinh khoản trích trước.

– Tuy nhiên, đến kỳ tính thuế của năm tài chính sau, Công ty có thực hiện chi khoản tiền thưởng thành tích của năm tài chính trước thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN của kỳ tính thuế mà Công ty thực chỉ nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và phù hợp theo quy định của pháp luật.

* Công văn số: 4706/TCT-DNL ngày 26/11/2018 của Tổng Cục thuế:

Trường hợp năm quyết toán 2017 Cục Thuế TP Đà Nẵng thực tế đã kiểm tra và xác nhận Công ty CP Cảng Đà Nẵng trích lập quỹ dự phòng tiền lương để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề, Công ty có lập đầy đủ hồ sơ chứng từ việc trích lập quỹ dự phòng tiền lương trước 31/3/2018, mức dự phòng không quá 17% quỹ lương thực hiện và được chi hết trong 6 tháng đầu năm 2018 thì khoản chi này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Tiền lương nghỉ phép

Khoản 3 Điều 113 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14, theo đó quy định hiện hành yêu cầu việc trả tiền cho những ngày phép năm chưa nghỉ chỉ áp dụng trong trường hợp người đó thôi việc hoặc bị mất việc làm

“3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.”

Như vậy, chỉ có 2 trường hợp người lao động chưa nghỉ hết ngày phép trong năm được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày này là do: thôi việc hoặc bị mất việc làm.

* Công văn số 5169/CTHN-TTHT ngày 9/2/2021 của Cục Thuế TP. Hà Nội Trường hợp doanh nghiệp chi trả khoản tiền lương cho những ngày chưa nghỉ hằng năm của người lao động phù hợp với quy định của Bộ Luật lao động và đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi nêu trên.

Trước năm 2021

Điều 114, bộ luật lao động quy định về “Thanh toán tiền lương những ngày

chưa nghĩ như sau:

“1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

Câu hỏi:

Theo Điều 113, Bộ Luật lao động mới số 45/2019, Tại Khoản 3 Điều 113 quy định về nghỉ phép năm: “Trường hợp thôi việc chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được Người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ”. Hiện tại như em được biết rất nhiều Doanh nghiệp đang thắc mắc về vấn đề chi trả tiền lương của những ngày phép năm còn lại năm 2021 cho CBCNV vẫn đang làm việc tại Công ty vào cuối năm 2021 thì có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN hay không? (phần chi này có ghi trong quy chế tài chính và thỏa ước lao động tập thể của Công ty).

Trả lời:

Công văn số 1814/CTHPT-TTHT ngày 22/07/2021 trả lời cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về nghỉ hằng năm như sau:

“Điều 113. Nghỉ hằng năm

…3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Từ các căn cứ nêu trên, về nguyên tắc, Bộ luật Lao động chỉ quy định việc thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép năm của người lao động thôi việc hoặc bị mất việc làm. Trường hợp Công ty chi trả lương cho những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm đối với người lao động thuộc các trường hợp khác thì doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Tuy nhiên, ngày 26/05/2022, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, chuyên mục hỏi đáp, Bộ tài chính có hướng dẫn trong trường hợp này:

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty trả tiền lương cho người lao động làm việc trong những ngày chưa nghỉ hằng năm phù hợp với của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 theo hình thức thanh toán tiền lương làm thêm giờ, nếu khoản chi này được ghi tại một trong các hồ sơ quy định tại tiết b điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC) và đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN.

Cục Thuế tỉnh Hưng Yên trả lời để độc giả Trần Thị Thảo biết và thực hiện.

Vào ngày 05/01/2022 Bộ Tài chính cũng hướng dẫn một câu hỏi với nội dung tương tự về thuế TNCN đối với trường trả lương chưa nghỉ phép theo hình thức làm thêm giờ:

Trả lời

Về nguyên tắc, ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật Lao động là ngày nghỉ được hưởng lương. Theo đó, trường hợp Công ty của độc giả yêu cầu người lao động làm việc vào ngày nghỉ hàng năm và thanh toán tiền lương cho những ngày này theo hình thức làm thêm giờ thì phần thu nhập trả cao hơn so với tiền lương ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là thu nhập miễn thuế TNCN theo hướng dẫn tại điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Kết luận: Theo hướng dẫn đã nêu, khi gặp trường hợp này, nên gửi công văn trích dẫn các nội dung hướng dẫn trên để được cơ quan thuế quản lý trả lời làm cơ sở lưu trữ văn bản tại công ty.

Các khoản phụ cấp, khoán chi trong bảng lương

Khoản chi là các khoản chi phí phát sinh tại doanh nghiệp trực tiếp bỏ ra để phục vụ sản xuất kinh doanh hay doanh nghiệp chuyển các khoản trực tiếp chi này sang cho người lao động trực tiếp chi trả theo một mức cố định để tiết kiệm tránh lãng phí, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người lao động.

Về thuế TNCN: Căn cứ tại tiết đ.4 Điểm 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC -Các khoản khoán chi tính vào thu nhập chịu thuế TNCN: Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.

Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.”

Về thuế TNDN: quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC

Khoán chi tiền ăn giữa ca:

Căn cứ Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính: “b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”

* Như vậy, tiền ăn giữa ca không bị khống chế mức khoán chi khi xác định chi phí được trừ. Nhưng phải đảm bảo tính hợp lý và thực tế phát sinh.

Lưu ý: Công văn số 6627/CT-TTHT ngày 13/7/2016 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh

Trường hợp Công ty đã trả phụ cấp tiền ăn cho nhân viên tính trong lương, đồng thời có mua thêm thức ăn để dự trữ cho nhân viên thì chi phí mua thêm thức ăn dự trữ này không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân: Công văn 1166 /TCT-TNCN ngày 21/3/2016 của Tổng cục thuế.

  • Trường hợp Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
  •     Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Khoán chi tiền trang phục:

2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.”

Khoán chi văn phòng phẩm:

Công văn 69792 ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Cục thuế TP Hà Nội trả lời:

Trường hợp Công ty của Độc giả có khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại,… cho người lao động phù hợp với mức khoán chi quy định tại quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì Công ty được tính khoản chi này vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Người lao động nhận khoản chi trong mức khoán của Công ty thì không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Trường hợp Công ty chi cho người lao động cao hơn mức khoán chi thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Về BHXH: Theo khoản 3 điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định:

–       Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như: Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ

Tiền học phí cho con người nước ngoài

Các vấn đề cần lưu ý:

– Hóa đơn mang tên học sinh và chi trả bằng tiền mặt trong lương cho người lao động?

– Có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

– Học phí có bao gồm: Các khoản chi phí tiền nhập học đầu năm, tiền xe đưa đón, tiền ăn hay không?

Căn cứ pháp lý:

Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC

Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điểm g.7 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC

g.7) Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.”.

Công văn số: 78137/CT-TTHT ngày 14/10/2019, Cục Thuế TP.Hà Nội Cục thuế TP Hà Nội trả lời theo nguyên tắc về hồ sơ như sau:

Trường Công ty ký hợp đồng lao động với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được Công ty trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của Công ty theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Công văn 4677/CT-TTHT ngày 10/02/2017 của Cục thuế Hà Nội

Hướng dẫn về việc công ty chi trả tiền tiền nhập học đầu năm, tiền xe buýt đưa đón, tiền ăn cho con người nước ngoài:

Trường hợp Công ty có chi trả hộ tiền học phi, tiền nhập học đầu năm, tiền xe buýt đưa đón, tiền ăn…. cho con của người lao động là người nước ngoài đang theo học tại Việt Nam thì khoản tiền học phi theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được ghi trong hợp đồng lao động có hóa đơn chứng từ theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN khi tính thuế TNCN Các khoản chi phí tiền nhập học đầu năm, tiền xe buýt đưa đón, tiền ăn…. cho con của người lao động không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN khi tính thuế

TNCN.

Công văn số 2030/TCT-CS ngày 26/05/2015 của Tổng cục Thuế hướng dẫn Chứng từ hạch toán chi phí được trừ

Trường hợp Công ty TNHH Việt Nam Create Medic (Công ty) tại hợp đồng lao động ký với người nước ngoài làm việc cho Công ty có ghi khoản chi tiền học phí cho con của người lao động học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được Công ty chi trả không trái với quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và theo trình bày của Công ty thì Trường dạy con em người Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Lãnh sự quán Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh không có hóa đơn, chỉ có chứng từ là giấy yêu cầu thanh toán và phiếu thu học phí do Trường cung cấp thì các chứng từ này cùng với chứng từ chi của Công ty theo quy định là căn cứ để Công ty hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chi phí tiền thuê nhà ở cho lao động và chuyên gia nước ngoài

–   Tiền thuê nhà cho người nước ngoài:

–   Tiền thuê nhà 10tr.

–   Tiền cô nấu ăn 5tr

–   Tiền gửi xe: 2tr

–       Phí quản lý căn hộ 1.5tr .

Câu hỏi: Có được đưa hết vào chi phí chịu thuế TNDN không?

Nguyên tắc: Cái gì không thể tách rời tòa nhà thì được đưa vào chi phí.

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định:

–   Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

–       Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.”

Hãy gọi ngay/ Nhắn tin Zalo 0867 239 945 hoặc 0345 161 539 khi Quý Khách hàng còn nhiều thắc mắc cần trao đổi, giải đáp.

Xem thêm:

Hồ sơ ghi nhận chi phí tiền lương

Các sai phạm liên quan đến chi tài trợ

Điền thông tin chi tiết để được tư vấn!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Shopping Basket