BlogĐiều bạn quan tâmTổng hợp các sai phạm về chi p...

Tổng hợp các sai phạm về chi phí bán hàng

Facebook
Pinterest
LinkedIn
Email

NỘI DUNG

Chi phí hạch toán không đúng kỳ

– Căn cứ đoạn 06, chuẩn mực kế toán số 01:

“06. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.”

– Căn cứ khoản 2.30 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của nêu một số chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN :

“2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế.”

Theo đó, trường hợp Công ty có phát sinh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh năm trước nhưng tính vào chi phí được trừ của năm nay là không phù hợp với quy định.

Vậy, chi phí thực hiện, hoàn thành của năm trước nhưng năm sau mới có hóa đơn thì cần thực hiện gì để được tính vào chi phí tính thuế TNDN:

– Căn cứ khoản 2.20 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp:

“2.20 Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.

Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.

Như vậy, doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì các chi phí này phải được trích trước theo quy định và được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Trường hợp, doanh nghiệp không ghi nhận đủ chi phí năm trước và không thực hiện trích trước chi phí mà ghi nhận chi phí này vào năm nay thì các chi phí này sẽ bị loại ra khỏi chi phí tính thuế TNDN.

Chi phí không tương ứng doanh thu

Theo quy định tại Khoản 2.30 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính về thuế TNDN thì các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế sẽ không được đưa vào chi phí được trừ, trừ các khoản chi sau:

Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

– Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.

– Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

  • Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
  •     Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp

– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

– Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Chi phí tặng chuyến du lịch cho khách hàng

Công văn số 1762/CT-TTHT ngày 01/03/2016 của Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh

Trường hợp Công ty có khoản chi phí cho khách hàng đi thăm quan các nhà máy ở các nước không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì khoản chi phí này Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Phải xem cho khách hàng đi du lịch có nằm trong kế hoạch, chính sách bán hàng của công ty hay không?

→ Từ đó xác định chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tham chiếu khoản 1, Điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC.

Cục Thuế tỉnh Long An hướng dẫn Công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Kyodo Sojitz, trụ sở tại Khu Công nghiệp Thịnh Phát, xã Lương Bình, huyện Bến Lức, tỉnh Long An về chi phí tổ chức hội thảo khách hàng.

Theo văn bản trình bày thì Công ty tổ chức hội thảo khách hàng để quảng bá những thông tin, hình ảnh, hoạt động của Công ty, hình ảnh sản phẩm… nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối tượng tham dự hội thảo là khách hàng của Công ty, các đại lý, các trại và hộ chăn nuôi. Hội thảo được tổ chức tại nhà của các đại lý hoặc các trại. Công ty có tổ chức nấu ăn cho những người tham dự hội thảo.

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty xây dựng quy chế hội thảo có quy định tự tổ chức nấu ăn cho những người tham dự hội thảo, để chi phí tổ chức hội thảo được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì Công ty phải lập danh sách tham dự có ký tên từng người, chi phí phục vụ cho tự nấu ăn uống phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC (hóa đơn hoặc bảng kê mẫu số 01/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT- BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính).

Trường hợp Công ty xây dựng quy chế hội thảo quy định phát tiền cho những người tham dự thì Công ty lập danh sách ghi rõ họ tên, số tiền được nhận, ký nhận từng người.

Lưu ý: Một trong những ký do chi phí hội nghị khách hàng bị loại thường xuyên nhất là do không chứng minh được việc tổ chức hội nghị là có thật. Hoặc không “kết nối” được việc tổ chức hội nghị đến thu nhập của doanh nghiệp. Do vậy, cần chuẩn bị thật kỹ bộ hồ sơ cho chi phí hội nghị khách hàng.

Bộ hồ sơ đề nghị

  1. Danh sách khách mời, danh sách khách tham dự, quà tặng đi kèm nếu có 2. Kế hoạch tổ chức hội nghị, phê duyệt kế hoạch, kế hoạch chi phí tổ chức 3. Hợp đồng, thỏa thuận thuê phòng hội nghị, hóa đơn ăn uống và các chi phí liên quan
  2. Báo cáo sau hội nghị: báo cáo tổng kết, ý kiến đóng góp và kết quả đạt được sau hội nghị
  3. Trường hợp thuê công ty bên ngoài đứng ra tổ chức bên cạnh hóa đơn, cũng cần các chứng từ liên quan như trên

Chi phí tiếp khách, hóa đơn ‘dịch vụ ăn uống”

Hỏi: Công ty chúng tôi đang làm thủ tục hoàn thuế GTGT, cán bộ thuế xuống kiểm tra trước và hoàn sau, bên thuế họ loại hết tất cả các chi phí tiếp khách của công ty vì cho rằng hoá đơn này không hợp lệ vì hoá đơn không ghi số lượng, đơn giá mà chỉ ghi thành tiền và bill tính tiền không đóng dấu mộc đỏ của đơn vị bán nên thuế không chấp nhận. Cty đang rất không hiểu vì sao chúng tôi bị loại chi phí này vì tất cả khoản chi tiếp khách chúng tôi đều có sự kiểm soát chặt chẽ từ lãnh đạo, đều có hoá đơn, bill thanh toán. Mong BTC giải đáp giúp dựa vào điều khoản nào mà thuế loại các hóa đơn này?

Ngày 21/07/2014, Bộ Tài CHính trả lời cụ thể như sau:

Việc hoàn thuế GTGT phải căn cứ vào các hoá đơn GTGT đầu vào hợp pháp, trong đó trên Hoá đơn có ghi rõ số lượng hàng hoá, dịch vụ mua vào, đơn giá, trị giá tiền hàng và tiền thuế GTGT .

Với các hoá đơn tiếp khách, DN cũng cần thể hiện rõ là đã dùng các loại hàng nào. trị giá hoá đơn, cùng với các chứng từ phục vụ công tác quản lý và thể hiện rằng các quý khách có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của của doanh nghiệp như: đề xuất tiếp khách, tiếp ai, thời gian nào, bao nhiêu người, …. Nếu có đủ các chứng từ liên quan thì bill (*) tính tiền kèm theo hoá đơn có thể xem xét chấp nhận để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và khấu trừ thuế GTGT đầu vào (nếu hoá đơn là loại GTKT).

(*) Theo quy định mới về hóa đơn chứng từ điện từ ND 123/2020/NĐ-CP và TT 78/2021/TT-BTC hướng dẫn không có quy định về việc dịch vụ ăn uống được lập bảng kê kèm hóa đơn.

 

Các khoản hỗ trợ có điều kiện và hỗ trợ không điều kiện

  1. Công ty hỗ trợ chi phí vận chuyển Siêu thị A số tiền 10.000.000 đồng thì có được đưa vào chi phí được trừ không?

> Cơ quan thuế hỏi tại sao hỗ trợ? Công ty giải thích tại khách hàng lấy hàng tại công ty còn các khách hàng khác Công ty giao hàng tận nơi. Thì đây là khoản hỗ trợ có điều kiện Siệu thị A phải xuất hóa đơn

  1. Công ty hỗ trợ sinh nhật Siêu thị A số tiền 10.000.000 đồng thì có được đưa vào chi phí được trừ không?

> Cơ quan thuế yêu cầu xem thư mời của Siêu thị nếu trong thư mời không có quyền lợi của nhà tài trợ thì không cần hóa đơn

Các tình huống thực tế

Tình huống 1

Công ty TNHH MTV Vamiocco ký hợp đồng làm nhà phân phối với Chi nhánh Công ty TNHH Denso Việt Nam tại Hà Nội.Nhằm hỗ trợ đại lý phát triển thị trường và thúc đẩy doanh số bán hàng, Chi nhánh Công ty TNHH Denso Việt Nam tại Hà Nội áp dụng chương trình hỗ trợ chi phí bán hàng cho đại lý của nhà phân phối và nhân viên thị trường. Hàng tháng, chi phí này được chuyển giao vào tài khoản của Công ty TNHH MTV Vamiocco. Vậy, Công ty có phải xuất hóa đơn GTGT khi nhận được chi phí trên không?

Cục Thuế TP. Hà Nội có trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT:

Tại Điều 5 quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như

sau:

“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

  1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phátthải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kể khai, nộp thuế theo quy định…

Ví dụ 15: Công ty cổ phần Sữa ABC có chi tiền cho các nhà phân phối (là tổ chức, cá nhân kinh doanh) để thực hiện chương trình khuyến mại (theo quy định của pháp luật về hoạt động xúc tiến thương mại), tiếp thị, trưng bày sản phẩm cho Công ty (nhà phân phối nhận tiền này để thực hiện dịch vụ cho Công ty) thì khi nhận tiền, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ lập hóa đơn GTGT và tính thuế GTGT theo thuế suất 10%, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng và xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ (%) trên doanh thu theo quy định.”.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty Vamiocco ký hợp đồng là nhà phân phối với Công ty TNHH Denso Việt Nam tại Hà Nội (CN Công ty Denso) để thực hiện dịch vụ cho CN Công ty Denso và hàng tháng nhận một khoản tiền từ CN Công ty Denso thì Công ty Vamiocco phải lập hóa đơn, kê khai, nộp thuế đối với khoản tiền nhận được nêu trên.

Nguồn: Chính Phủ.VN

Tình huống 2

Công ty của tôi là đại lý phân phối xi măng cấp 1, có những khoản hỗ trợ bán hàng, hỗ trợ vận chuyển và phát triển thị trường theo sản lượng bán được trong tháng từ nhà sản xuất. Công ty sản xuất làm biên bản quyết toán với đại lý ký xác nhận hàng tháng và trừ vào công nợ cho nhà phân phối trong tháng kế tiếp. Tôi xin hỏi, nếu Công ty muốn yêu cầu nhà sản xuất trừ những khoản hỗ trợ trên vào hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) mua hàng cho đại lý phân phối thì có được không?

Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế GTGT quy định:

“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

  1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền….

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định…

Ví dụ 15: Công ty cổ phần Sữa ABC có chi tiền cho các nhà phân phối (là tổ chức, cá nhân kinh doanh) để thực hiện chương trình khuyến mại (theo quy định của pháp luật về hoạt động xúc tiến thương mại), tiếp thị, trưng bày sản phẩm cho Công ty (nhà phân phối nhận tiền này để thực hiện dịch vụ cho Công ty) thì khi nhận tiền, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ lập hóa đơn GTGT và tính thuế GTGT theo thuế suất 10%, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng và xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ (%) trên doanh thu theo quy định”.

Căn cứ quy định nêu trên và tình hình thực tế, Công ty là đại lý phân phối xi măng cấp 1, có những khoản hỗ trợ bán hàng, hỗ trợ vận chuyển và phát triển thị trường theo sản lượng bán được trong tháng từ nhà sản xuất thì:

Trường hợp đối với các khoản hỗ trợ để thực hiện dịch vụ cho nhà sản xuất thì bên nhận hỗ trợ phải xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế.

Trường hợp đối với các khoản nhận bằng tiền về tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định.

Như vậy, nếu đơn vị nhận khoản hỗ trợ mà có kèm điều kiện để thực hiện dịch vụ sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, đơn vị nhận phải xuất hóa đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo

Tại Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế GTGT quy định:

“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

  1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền….

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định…

Ví dụ 15: Công ty cổ phần Sữa ABC có chi tiền cho các nhà phân phối (là tổ chức, cá nhân kinh doanh) để thực hiện chương trình khuyến mại (theo quy định của pháp luật về hoạt động xúc tiến thương mại), tiếp thị, trưng bày sản phẩm cho Công ty (nhà phân phối nhận tiền này để thực hiện dịch vụ cho Công ty) thì khi nhận tiền, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ lập hóa đơn GTGT và tính thuế GTGT theo thuế suất 10%, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng và xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ (%) trên doanh thu theo quy định”.

Căn cứ quy định nêu trên và tình hình thực tế, Công ty là đại lý phân phối xi măng cấp 1, có những khoản hỗ trợ bán hàng, hỗ trợ vận chuyển và phát triển thị trường theo sản lượng bán được trong tháng từ nhà sản xuất thì:

Trường hợp đối với các khoản hỗ trợ để thực hiện dịch vụ cho nhà sản xuất thì bên nhận hỗ trợ phải xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế.

Trường hợp đối với các khoản nhận bằng tiền về tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định.

Như vậy, nếu đơn vị nhận khoản hỗ trợ mà có kèm điều kiện để thực hiện dịch vụ sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, đơn vị nhận phải xuất hóa đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo

——————–

Hãy gọi ngay/ Nhắn tin Zalo 0934 049 636 hoặc 0345 161 539 khi Quý Khách hàng còn nhiều thắc mắc cần trao đổi, giải đáp.

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

BEEWOW ra đời với sứ mệnh đem đến các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán - nhân sự của khách hàng, một dịch vụ mà ở đó BEEWOW luôn thấu hiểu và đồng hành trong từng chặng đường hình thành và phát triển của các start-up, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước.