BlogĐiều bạn quan tâmTổng hợp các sai phạm về thuế ...

Tổng hợp các sai phạm về thuế thường gặp doanh nghiệp cần tránh

Facebook
Pinterest
LinkedIn
Email
Lượt xem: 17

NỘI DUNG

 

Các sai phạm về Thuế – Thực hiện nghĩa vụ thuế là điểu bắt buộc đối với các công ty đang kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Chính vì vậy, kế toán thuế là một vị trí cực kỳ quan trọng và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Để làm tốt công việc của kế toán thuế đòi hỏi kế toán phải có kinh nghiệm thực chiến lâu năm và am hiểu tất cả các luật thuế.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, kế toán thuế không thể tránh khỏi những sai sót, một sai sót dù rất nhỏ cũng dẫn đến nhiều phiền phức cho doanh nghiệp thậm chí cũng có thể tiềm ẩn rất lớn. Thấu hiểu được điều đó, Beewow sẽ đưa ra những tình huống các sai phạm nhất về kế toán mà kế toán cần phải lưu ý.

1. Sai phạm về hóa đơn kế toán rất dễ mắc lỗi

– Mua hóa đơn để tạo chi phí giả, hóa đơn bỏ trốn, sử dụng hóa đơn vận chuyển bất hợp pháp

– Thanh toán bằng tiền mặt đối với các hóa đơn mua vào trên 20 triệu, hóa đơn mang tên cá nhân (trừ hóa đơn điện nước vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào), chi phí mua vào không đủ hóa đơn, chứng từ

– Không lập hóa đơn khi phát sinh doanh thu bán hàng

2. Mắc lỗi với thuế thu nhập cá nhân

Kê khai thuế thu nhập cá nhân là công việc hàng tháng của các kế toán thuế. Nếu kế toán không chú ý sẽ rất dễ xảy ra các sai sót sau:

– Kê khai không đúng chỉ tiêu

– Không nhớ khấu trừ thuế của cá nhân không có hợp đồng lao động có thu nhập từ 2tr trở lên

– Không xác định chính xác khi nào khai thuế TNCN theo tháng và khi nào thì theo quý.

– Không trừ khoản tiền cần nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp khi tính thuế TNCN.

– Không nhớ trừ khoản phụ cấp tiền ăn mà Doanh nghiệp phải trả cho người lao động (Không vượt quá 730.000 đồng) khi tính thuế TNCN.

3. Mắc lỗi với thuế thu nhập doanh nghiệp

Xử lý về thuế thu nhập doanh nghiệp đòi hỏi kế toán am hiểu kỹ luật thuế hiện hành với kinh nghiệm lâu năm. Công việc này luôn đòi hỏi sự chính xác 100%. Do đó, với thuế thu nhập doanh nghiệp kế toán rất dễ mắc phải những sau sót sau:

– Không làm đầy đủ hồ sơ về tài sản cố định, mua sắm TSCĐ không có hoá đơn hợp lệ.

– Hạch toán chi phí tiền lương nhưng thiếu hợp đồng lao động; bảng lương không có người ký nhận, không có Bảng chấm công

– Thiếu bảng kê hồ sơ quyết toán thuế (liệt kê danh sách hồ sơ đính kèm theo nhằm tránh thất lạc).

– Không chọn mục gia hạn nộp tiền thuế khi phát sinh thuế doanh nghiệp phải nộp khi có quyết định gia hạn nộp thuế của tổng cục thuế.

– Không loại chi phí không được trừ khi xác định thuế TNDN.

– Khấu hao TSCĐ không phục vụ sản xuất kinh doanh, chi lương không có hợp đồng lao động; trích khấu hao vượt mức quy định.

– Chi lương và chi phí tài chính không có chứng từ; chi phí tiền lương cao hơn bảng lương chi trả, khoản thưởng không quy định trong hợp đồng.

– Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, thanh toán tiền mặt các hóa đơn trên 20 triệu, chi phí không đủ hóa đơn, chứng từ.

– Hạch toán chi phí lãi vay không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Kê khai chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Trích dự phòng không đúng quy định.

– Chi phí có tính chất phúc lợi vượt quá 01 tháng lương thực hiện.

4. Mắc lỗi với thuế giá trị gia tăng

Kê khai thuế GTGT cũng là một công việc thường xuyên phát sinh mà kế toán thuế phải làm. Do đó, với thuế GTGT kế toán thường mắc những lỗi sau:

– Xác định sai hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế dẫn đến việc phân bổ thuế đầu vào không đúng; xác định không đúng đối tượng chịu thuế GTGT

– Kê khai sót hoá đơn, lập hoá đơn bán hàng không đúng quy định

– Chưa thực hiện kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hàng xuất biếu tặng, bán sản phẩm

– Xuất vật tư nhiên liệu bán hoặc cho đối tượng bên ngoài mượn không kê khai thuế GTGT đầu ra

– Xác định sai thuế suất thuế GTGT đầu ra

– Kê khai không đầy đủ doanh thu tính thuế, kê khai thấp hơn hoá đơn dẫn đến làm giảm số thuế đầu ra, giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, được khấu trừ

– Phản ánh, hạch toán chưa kịp thời các khoản doanh thu phát sinh dẫn đến kê khai chưa kịp thời khoản thuế GTGT đầu ra tương ứng như thu nhập bán phế liệu, doanh thu các công trình xây dựng cơ bản đã nghiệm thu khối lượng hoàn thành, các khoản phải thu khác của các nhà thầu nước ngoài

– Bán hàng hóa cho người tiêu dùng thường không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn ghi giá thanh toán thấp hơn giá thực tế thu tiền

– Hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực, thành lập nhiều chi nhánh trên nhiều địa bàn khác nhau nhưng chỉ kê khai nộp thuế những lĩnh vực kinh doanh chính

– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng ký hợp đồng thi công với chủ đầu tư theo phương thức có bao thầu nguyên vật liệu, nhưng khi xuất hoá đơn doanh nghiệp tách riêng phần giá trị máy móc, thiết bị hoặc tách riêng giá trị cát và kê khai thuế GTGT theo thuế suất thuế 5%, thay vì phải kê khai toàn bộ giá trị công trình theo thuế suất của hoạt động xây dựng là 10%

– Khoản thu tiền trước của khách hàng đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, doanh nghiệp không xuất hóa đơn kê khai thuế GTGT

– Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

– Không phân bổ hoặc phân bổ không đúng tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng chung cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT và hoạt động xuất khẩu do chưa đủ điều kiện hưởng thuế suất 0%

– Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đối với tài sản chuyển mục đích sử dụng từ phục vụ cho hoạt động chịu thuế GTGT sang phục vụ cho hoạt động không chịu thuế GTGT

– Kê khai khấu trừ thuế GTGT hoá đơn bất hợp pháp

– Kê khai trùng hóa đơn đầu vào

– Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào tương ứng đối với giá trị lô hàng nhập khẩu bị hao hụt, tổn thất hoặc do điều chỉnh giảm giá, giảm lượng hàng hóa nhập khẩu

– Không kê khai điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ đối với hàng hóa, vật tư, nguyên liệu bị tổn thất đã được cơ quan Bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác bồi thường

– Kê khai khấu trừ thuế GTGT chưa đúng quy định của pháp luật về thuế

5. Sai phạm dễ xảy ra với hồ sơ báo cáo quyết toán thuế

– Không thiết lập đầy đủ hồ sơ về tài sản cố định, mua sắm TSCĐ không có hoá đơn hợp lệ.

– Thiếu bảng đăng ký tiền lương; hạch toán chi phí tiền lương nhưng thiếu hợp đồng lao động; bảng lương không có người ký nhận.

– Thiếu bảng kê hồ sơ quyết toán thuế (liệt kê danh sách hồ sơ đính kèm theo nhằm tránh thất lạc).

– Doanh nghiệp được thụ hưởng chế độ miễn giảm do ưu đãi đầu tư nhưng quên hoặc không biết cách hạch toán và báo cáo quyết toán với cơ quan thuế; hoặc chờ cơ quan thuế đến kiểm tra để xác định số thuế được miễn giảm.

6. Đối với nộp thuế cần lưu ý những trường hợp các sai phạm về thuế 

– Không nắm rõ các qui định về thời hạn nộp thuế của từng sắc thuế để chủ động nộp trước ngày hết hạn, bị cơ quan thuế nhắc nộp và bị phạt nộp chậm.

– Nộp thuế ghi sai cấp, chương, loại, khoản, muc, tiểu mục, hoặc nộp sai tài khoản thụ hưởng

– Khi phát sinh khoản phải nộp (không thuộc các loại thuế thông thường) đã không lập tờ khai nộp cho cơ quan thuế

Hoàn thuế GTGT

– Hồ sơ chứng minh hàng xuất khẩu :

+ Không thuyết minh sự sai biệt giữa hoá đơn và tờ khai Hải quan; giữa hoá đơn và chứng từ thanh toán.

+ Thiếu chứng từ thanh toán hợp pháp đối với hàng xuất khẩu .

– Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đề nghị hoàn không khớp với số thuế GTGT đã kê khai hàng tháng (phải điều chỉnh lại số liệu đã kê khai nhầm trước khi lập hồ sơ hoàn thuế).

– Tài khoản đề nghị chuyển số tiền thuế GTGT được hoàn không đúng với số hiệu tài khoản và tên ngân hàng đã đăng ký thuế.

Trên đây là tổng hợp các sai phạm về thuế mà doanh nghiệp cần tránh. Hy vọng sẽ mạng lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ hotline 0345.161.539 hoặc 0934.049.636 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

BEEWOW ra đời với sứ mệnh đem đến các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán - nhân sự của khách hàng, một dịch vụ mà ở đó BEEWOW luôn thấu hiểu và đồng hành trong từng chặng đường hình thành và phát triển của các start-up, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước.