Hồ sơ ghi nhận chi phí tiền lương

NỘI DUNG CHÍNH

 

Căn cứ Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung tiết e điểm 2.2, tiết b điểm 2.6, điểm 2.11 và điểm 2.30 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) như sau:

“2. Sửa đổi đoạn thứ nhất tại tiết b điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số

96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính):

..b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”

Có chứng từ thanh toán hoặc có lập dự phòng nếu chưa thanh toán

Các hồ sơ ghi nhận chi phí tiền lương:

  • Hợp đồng lao động (hoặc thoả ước lao động tập thể…);
  • Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp;
  • Quyết định tăng lương (trong trường hợp tăng lương);
  • Chứng minh thư photo;
  • Bảng chấm công hàng tháng;
  • Bảng thanh toán tiền lương;
  • Thang bảng lương do DN tự xây dựng;
  • Phiếu chi thanh toán lương hoặc chứng từ ngân hàng nếu thanh toán qua ngân hàng;
  • Tất cả phải có chữ ký đầy đủ;
  • Mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN).

Ngoài ra cần phải có:

  • Tờ khai Quyết toán thuế TNCN cuối năm, hồ sơ người phụ thuộc, đăng ký mã số thuế TNCN;
  • Tờ khai thuế TNCN tháng, quý nếu có phát sinh;

Chứng từ thanh toán tiền lương:

Tại Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.

Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Chưa có quy định phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi phí lương thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên.

Chi phí tiền lương – Tổ đội thi công- Cân bằng chi phí lương và BHXH

Cần phân biệt tiền lương tiền công và dịch vụ do cá nhân kinh doanh cung cấp

 * Giao khoán nhân công cho Doanh nghiệp Xây dựng: Hồ sơ Thanh toán đầy đủ làm việc với doanh nghiệp tử tế tránh giao dịch công ty trốn, ngừng hoạt động.

Tiền lương và phụ cấp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Điều 3, Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên bao gồm:

– Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

– Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động

Trợ cấp thôi việc

Điều 4, Khoản 2, Điểm 2.12 Thông tư 96/2015/TT-BTC:

“2.12. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.”

Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:

Không trả trợ cấp thôi việc cho:

–   Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định;

–    Người lao động tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng như nghỉ ốm đau, điều dưỡng, bị tạm giam, tạm giữ.

Theo Điều 46 BLLĐ năm 2019, người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc thì mỗi năm làm việc sẽ được hưởng nửa tháng tiền lương. Cụ

thể:

Tiền trợ cấp thôi việc          = 1/2 x Thời gian làm việc để  x  Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

                                                                tính trợ cấp thôi việc

Cách tính làm tròn thời gian để tính trả trợ cấp thôi việc: Thời gian thử việc được tính là thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động để tính trợ cấp thôi việc; thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

Đối với NLĐ đã được đóng bảo hiểm thất nghiệp, khi thôi việc NLĐ sẽ được hưởng các khoản chi trả dựa trên khoản thời gian đã đóng bảo hiểm từ cơ quan bảo hiểm, NSDLĐ chỉ có trách nhiệm chi trả trợ cấp đối với khoản thời gian NLĐ làm việc cho mình nhưng chưa được đóng bảo hiểm thất nghiệp, vì vậy thời gian để tính trợ cấp thôi việc không phải là toàn bộ thời gian NLĐ đã làm việc theo HĐLĐ.

– Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.

Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc, thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.

Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.

Hãy gọi ngay/ Nhắn tin Zalo 0934 049 636 hoặc 0345 161 539 khi Quý Khách hàng còn nhiều thắc mắc cần trao đổi, giải đáp.

Xem thêm:

Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý hợp lệ

Sai phạm liên quan đến khấu hao tài sản cố định

 

 

Điền thông tin chi tiết để được tư vấn!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Shopping Basket