Những trường hợp được lập hóa đơn theo kỳ

NỘI DUNG CHÍNH

Tại Điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

“- Số lượng hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả-rập căn cứ theo đơn vị tính nêu trên. Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn; bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền.

Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày… tháng… năm”. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày. tháng… năm”.

Như vậy, các trường hợp được lập hóa đơn theo kỳ bao gồm: Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như:

–   Điện,

–   Nước,

–   Dịch vụ viễn thông,

–   Dịch vụ công nghệ thông tin,

–   Dịch vụ truyền hình,

–   Dịch vụ bưu chính chuyển phát,

–   Ngân hàng,

–   Chứng khoán, Bảo hiểm

Hãy gọi ngay/ Nhắn tin Zalo 0867 239 945 hoặc 0345 161 539 khi Quý Khách hàng còn nhiều thắc mắc cần trao đổi, giải đáp.

Xem thêm:

Chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại

Sai phạm liên quan chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN

 

Điền thông tin chi tiết để được tư vấn!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Shopping Basket