Chiết khấu thương mại
- Quy định xử lý:
Về kế toán: Theo Điều 81. Tài khoản 5211_Các khoản giảm trừ doanh thu tại TT200/2014/TT-BTC ngày 24/12/2014 của Bộ Tài Chính quy định: “Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn.” Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:
– Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá khoản giảm trừ vào số đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).
– Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như:
- Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;
- Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.
Về thuế: Tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn: “Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”
Điểm b, Khoản 5 và Khoản 22, Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính: “Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại, giảm giá bán dành cho khách hàng
thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại, giá bán đã giảm dành cho khách hàng.”.
…22. …Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Như vậy, doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa, dịch vụ có CKTM đã được ghi giảm trừ trên hóa đơn của bên bán là doanh thu đã trừ CKTM, của bên mua là giá hàng hóa mua vào đã trừ CKTM;
-
Lập hóa đơn đối với chiết khấu thương mại:
Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2021 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:
+ Tại Điều 10 quy định nội dung hóa đơn:
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
đ) Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng…”
Theo hướng dẫn tại công văn số 4949/CTTPHCM-TTHT ngày 09/05/2022
Trường hợp Công ty lập riêng 01 (một) hóa đơn điện tử đối với khoản chiết khấu thương mại vào cuối mỗi kỳ bán hàng thì về nguyên tắc Công ty không ghi số âm đối với giá trị chiết khấu thương mại nếu trên. Trường hợp hóa đơn điện tử của lần mua cuối cùng (hóa đơn điện tử lập theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Thông tư số 78/2021/TT-BTC) chưa giảm khoản chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán thì công ty lập hóa đơn điều chỉnh giảm phần chiết khấu thương mại (ghi dấu âm) theo quy định tại tiết e khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC.
Theo hướng dẫn tại công văn số 1546/CTBNI-TTHT ngày 16/05/2022
Trường hợp Công ty đang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ có áp dụng chiết khấu thương mại khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán cho khách mua hàng theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại trên hóa đơn điện tử, cụ thể như sau:
Công ty lập hoá đơn điện tử điều chỉnh, trên hóa đơn ghi: Điều chỉnh giảm do chiết khấu thương mại (kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh); số tiền, tiền thuế điều chỉnh (trên hóa đơn điều chỉnh Công ty không ghi dấu âm do đây không phải trường hợp điều chỉnh hóa đơn sai sót). Sau khi Công ty gửi hóa đơn điện tử điều chỉnh đến cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn và nhận hóa đơn có mã trả về, Công ty phải gửi ngay hóa đơn cho người mua. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, Công ty kê khai điều chỉnh doanh thu bán ra, thuế đầu ra và khách hàng kê khai, điều chỉnh doanh thu mua vào, thuế đầu vào (nếu có).
Tình huống tham khảo
Tình huống 1: Chiết khấu thương mại có bắt buộc phải quy định trên hợp đồng?
- Công ty thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng căn cứ vào doanh số bán hàng đạt mức nhất định của tháng, quý, năm theo hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa 2 bên thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng
bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh theo quy định nêu trên.
- Đối với khách hàng không có hợp đồng bán hàng thì khoản chiết khấu thương mại này phải thực hiện theo đúng pháp luật về thương mại (Chương trình khuyến mãi Công ty phải đăng ký với Sở công Thương hoặc Bộ công Thương)
Tình huống 2: Trích trước khoản chiết khấu thương mại: Giả sử quy định trên hợp đồng là khách hàng mua một tỷ đồng sẽ được chiết khấu thương mại 10%. Đến ngày ngày 31/12/202x khách hàng đã mua được 950tr đồng. Vậy công ty có được trích trước tiền chiết khấu thương mại?
- Chỉ có khái niệm là trích trước chi phí trong các văn bản pháp luật của thuế mà không có khái niệm trích trước khoản giảm trừ doanh thu. Nên về doanh thu tính thuế, doanh nghiệp không được trích trước khoản giảm trừ doanh thu này vào năm 202× mà phải đợi khi khách hàng thõa mãn điều kiện đạt chiết khấu thương mại và xuất hóa đơn ghi nhận theo quy định. Đây là một trong những lỗi sai khá phổ biến mà các doanh nghiệp mắc phải
- Về mặt kế toán, theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Nếu thời điểm mà công ty đạt được chiết khấu thương mại xảy ra trước thời điểm công bố báo cáo tài chính thì được ghi nhận vào năm 202x. Và sẽ phát sinh chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán trong trường hợp này.
Tình huống 3: Sau sáp nhập, các hợp đồng có chiết khấu có được tiếp tục hưởng chiết khấu không ?
→ Căn cứ theo Công văn số 9605/CT-TTHT:
– Điểm c Điều 195 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH ngày 26/11/2014 của Quốc hội quy định sáp nhập doanh nghiệp như sau: Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
→ Sau sáp nhập, các hợp đồng có chiết khấu vẫn tiếp tục được hưởng chiết khấu.
-
Chiết khấu thương mại cho đại lý nếu trả bằng tiền có chịu thuế thu nhập cá nhân:
Lưu ý:
Chiết khấu thương mại trả bằng tiền cho cá nhân là người tiêu dùng thì không phải khấu trừ thuế TNCN.
Chiết khấu thương mại cho hộ kinh doanh sẽ phải nộp thay thuế TNCN với thuế suất thuế TNCN
Căn cứ pháp lý
Tại điểm đ, khoản 5, Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định:
“Tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định”
Tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 40/2021/TT-BTC:
“Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”
Công Văn số 346/TCT-DNNCN của Tổng cục thuế ngày 09/02/2022 hướng dẫn như sau:
Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên thì chính sách thuế đối với hoạt động chiết khấu thương mại và hoạt động khuyến mại được thực hiện như sau:
– Về khoản chiết khấu thương mại:
Trường hợp Công ty sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và chăn nuôi thực hiện việc chiết khấu thương mại cho khách hàng là hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán mua hàng với khối lượng lớn, bao gồm cả trường hợp hộ kinh doanh ngành nghề sản xuất (mua thức ăn gia súc, gia cầm để chăn nuôi, không bán lại và không thuộc diện được miễn thuế theo quy định
đối với hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp) thì Công ty chỉ thực hiện khai thay, nộp thay thuế TNCN cho hộ khoán theo mức thuế suất thuế TNCN 0,5%.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm khi cung cấp thông tin về phương pháp tính thuế của hộ kinh doanh cho tổ chức để tổ chức thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay nếu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là hộ khoán. Cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu về khai thuế, hóa đơn, chứng từ của người nộp thuế để quản lý rủi ro trong trường hợp này.
Việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ khoán theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ được thực hiện kể từ ngày 01/8/2021 (hiệu lực của Thông tư số 40/2021/TT-BTC).
-> Theo nội dung công văn này, đối với mặt hàng thuộc diện không chịu thuế GTGT thì chiết khấu thương mại cho hộ kinh doanh sẽ phải nộp thay thuế TNCN với thuế suất thuế TNCN là 0.5% theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP được thực hiện kể từ ngày 01/8/2021 theo hiệu lực của Thông tư số 40/2021/TT-BTC.
Như vậy, theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/8/2021,Công ty có trách nhiệm khai và nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán đối với các khoản:
Thưởng, khuyến mại;
Hỗ trợ đạt doanh số;
Chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán;
Chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền.
Hàng bán bị trả lại
-
Hàng bán bị trả lại:
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
Thủ tục cần có đối với hàng bán bị trả lại:
– Hai bên lập và ký: Biên bản ghi nhận lý do hàng trả lại và Biên bản giao nhận hàng trả lại.
– Bên trả lại hàng:
- Trường hợp bên mua là đối tượng sử dụng hóa đơn:
+ Lập Phiếu xuất kho trả lại hàng và
+ Đối với CSKD sử dụng hóa đơn GTGT điện tử : bên mua lập hóa đơn trả lại hàng cho bên giao hàng (ghi giá theo lúc mua), trên hoá đơn phải ghi rõ: “Hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có)” và bên bán không cần hủy hóa đơn đã lập.
+ Đối với CSKD sử dụng hóa đơn bán hàng điện tử: bên bán lập háo đơn điều chỉnh giảm cho hóa đơn đã lập và kê khai giảm doanh thu, thuế GTGT đầu ra
- Trường hợp bên mua là đối tượng không sử dụng hóa đơn (cá nhân
không kinh doanh): Ký vào Biên bản trả lại hàng trong đó ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng và bên bán thực hiện như sau:
+ Nếu trả hàng toàn bộ: hủy hóa đơn đã lập.
+ Nếu trả hàng 1 phần: xuất hóa đơn điều chỉnh giảm tương ứng với số hàng bị trả lại.
(Cục thuế Bình Định hướng dẫn)
– Bên nhận hàng trả lại: Lập phiếu nhập kho hàng trả lại.
Hàng bán bị trả lại đối với dịch vụ:
Hàng bán bị trả lại đối với dịch vụ là không chấp nhận. Ngoại trừ dịch vụ cho thuê nhận tiền trước.
Công văn số 73398/CT-TKT ngày 7/8/2020 của Cục Thuế TP. Hà Nội :
– Căn cứ khoản 1 điều 81 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc các khoản giảm
trừ doanh thu quy định:
“…b) Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau:
– Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh;
– Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
- Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước. đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
- Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).”
Bị trả lại hàng đã bán từ năm trước sẽ không điều chỉnh doanh thu, chi phí cũng như không điều chỉnh quyết toán thuế TNDN, GTGT của năm mua hàng mà sẽ kê khai tại thời điểm phát sinh hóa đơn trả hàng.
Tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 TT 78/2020/TT-BTC hướng dẫn như sau:
- b) Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ- CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;
Như vậy, Trường hợp hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp một phần dịch vụ cần thực hiện như sau:
- Người bán hủy HĐĐT đã lập, thông báo cho CQT về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập;
- Lập HĐĐT thay thế mới cho hóa đơn đã lập, có nội dung: “Thay thế cho hóa đơn điện tử Mẫu số … Ký hiệu… số … ngày … tháng … năm”
- Khai điều chỉnh giảm thuế GTGT, giảm doanh thu tại thời điểm lập HĐĐT mới thay.
- Trả lại hàng toàn bộ hay một phần hàng đã mua, hóa đơn trước lập theo nghị định 51/2014/NĐ-CP, TT32/2011/TT-BTC:
Hướng dẫn tại công văn số: 28218/CTHN-TTHT ngày 16/06/2022 của Cục Thuế Hà Nội như sau:
Về nguyên tắc, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua bao gồm cả trường hợp hoàn trả hàng hóa. Trường hợp, Công ty đã được cơ quan Thuế thông báo chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC thì việc xử lý hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính có sai sót được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính.
+ Tại khoản 6 Điều 12 quy định:
- Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định Số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng …. năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót (hóa đơn lập theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ- CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã) hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
→ Như vậy, trước đó khi bán hàng công ty đã lập hóa đơn theo quy định ND51/2020/NĐ-CP thì khi nhận hàng bị trả lại từ đối tượng không sử dụng hóa đơn thì công ty phải lập hóa đơn thay thế. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Hướng dẫn tại công văn số: 3975/TCT-CS ngày 28/10/2022 về việc kê khai hóa đơn thay thế cho hóa đơn sai sót trước đây:
Trường hợp Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thỏa thuận chấm dứt (thanh lý) hợp đồng thuê trước thời hạn đối với Lô đất TM1 thì Tổng cục Thuế thống nhất với ý kiến xử lý của Cục Thuế thành phố Hà Nội nêu tại công văn số 46108/CTHN-TTHT: Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long lập hóa đơn điện tử theo giá trị thực tế phát sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, thay thế cho các hóa đơn đã lập trước đây. Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long căn cứ hóa đơn điện tử thay thế mới lập thực hiện kê khai thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định hiện hành; căn cứ hóa đơn đã lập trước đây (năm 2009, 2010) để kê khai giảm doanh thu tính thuế và nghĩa vụ thuế (thuế GTGT, thuế TNDN) tương ứng tại kỳ phát sinh hóa đơn điện tử thay thế (năm 2022), không thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế cho kỳ tính thuế trước đây.
Tổng cục thuế trả lời ngày 14/06/2022 về trường hợp trả lại tiền thu ứng trước và hóa đơn điện tử đã lập theo TT32/2011/TT-BTC:
→ Trường hợp DN đã lập HĐĐT theo TT 32/2011/TT-BTC khi thu tiền theo từng đợt của khách hàng nhưng chưa hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì nếu khách hàng yêu cầu chấm dứt hợp đồng tại thời điểm công ty đã chuyển sang sử dụng HĐĐT theo NĐ 123/2020/NĐ-CP thì công ty thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập theo TT32/2011/TT-BTC. không lập hóa đơn điều chỉnh giảm.
-
Cách kê khai điều chỉnh hàng bán bị trả lại:
Hướng dẫn tại công văn số: 28218/CTHN-TTHT ngày 16/06/2022 của Cục Thuế Hà Nội như sau:
– Đối với hóa đơn trả lại hàng: Công ty thực hiện kê khai tại kỳ phát sinh lập hóa đơn trả lại hàng.
Hướng dẫn tại công văn số: 1865/CTBDI-TTHT ngày 06/07/2022 của Cục thuế Bình Định như sau:
Trường hợp người mua là sơ sở kinh doanh có sử dụng hóa đơn thì:
– Đối với trường hợp người mua có sử dụng hóa đơn và xuất hóa đơn trả lại hàng cho người bán thì người bán được kê khai khấu trừ đầu vào khi nhận được hóa đơn.
Trường hợp người mua là cá nhân, không sử dụng hóa đơn thì:
– Nếu chưa kê khai hóa đơn ban đầu:
+ Trường hợp trả lại một phần hàng hóa thì phải kê khai hóa đơn ban đầu và kê khai hóa đơn xuất điều chính;
+ Trường hợp trả lại hàng toàn bộ hàng hóa thì thực hiện hủy hóa đơn và không phải kê khai.
– Nếu đã kê khai hóa đơn ban đầu rồi, mới xuất lại hóa đơn thì: căn cứ vào hóa
đơn xuất lại để thực hiện kê khai bổ sung vào kỳ đã kê khai ban đầu và điều chỉnh số thuế còn được khấu trừ của kỳ khai sai vào kỳ hiện tại (nếu có)
Giảm giá hàng bán
Theo quy định tại Điều 81 Thông tư 200/2014/TT-BTC: “Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:
– Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản 521, doanh thu bản hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần).
– Chỉ phản ánh vào tài khoản 521 các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất…”
Như vậy, Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu với thị hiếu. Có 2 trường hợp có thể gặp:
- Doanh nghiệp mua và doanh nghiệp bán đã biết trước tình trạng vật tư, sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất. Hóa đơn bán hàng xuất theo giá đã giảm. (Tham khảo bài viết. Bán xả kho hàng và bán dưới giá vốn)
- Doanh nghiệp bán và doanh nghiệp hoàn tất việc giao hàng sau đó mới phát hiện ra tình trạng vật tư, sản phẩm, hàng hóa không đạt yêu cầu như hợp đồng đã ký. Bên mua yêu cầu bên bán phải giảm giá mới mua hàng. Doanh nghiệp lựa chọn như sau:
– Nếu chưa kê khai thuế, bên bán lập biên bản hủy hóa đơn đã lập (nếu có) và lập hóa đơn mới thay thế theo giá đã giảm sau khi thỏa thuận.
– Nếu đã kê khai thuế, bên bán lập hóa đơn điều chỉnh giảm giá hàng bán.
Hồ sơ đi kèm:
– Biên bản kiểm tra đánh giá chất lượng, quy cách hàng,… (nếu có)
– Biên bản thỏa thuận giá trị giảm giá xác nhận của bên mua và bên bán.
Công văn số 75439/CT-TTHT ngày 13/11/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội :
Tiền bồi thường hợp đồng không được giảm trừ vào doanh thu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Thông tư 200/2014/TT-BTC, chỉ các khoản sau mới được giảm trừ vào doanh thu bán HHDV: chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán và hàng bán bị trả lại.
Trường hợp DN trong quá trình gia công làm hư hỏng một số nguyên vật liệu thì khoản tiền bồi thường hợp đồng không được giảm trừ vào doanh thu gia công mà phải lập chứng từ thu – chi.
Bên thuê gia công sẽ ghi nhận thu nhập khác và được miễn lập hóa đơn kê khai thuế GTGT.
Hãy gọi ngay/ Nhắn tin Zalo 0867 239 945 hoặc 0345 161 539 khi Quý Khách hàng còn nhiều thắc mắc cần trao đổi, giải đáp.
Xem thêm:
Quy định liên quan thuế nhà thầu