BlogĐiều bạn quan tâmSai phạm liên quan chi phí khô...

Sai phạm liên quan chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN

Facebook
Pinterest
LinkedIn
Email

NỘI DUNG

Không lập bảng kế 01/TNDN theo quy định kèm chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ

Tại điểm 2.4 của Điều 6 Thông tư 78 thì những Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC để tính vào chi phí được trừ cho các trường hợp như:

  • Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
  • Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra,
  • Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra; • Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra,

  • Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Lưu ý: Những hàng hóa dịch vụ nêu trên đều thuộc quy định tại điều 4 và điều 5 của TT 219/2013/TT-BTC quy định về những hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT.

Bộ chứng từ hoàn chỉnh để doanh nghiệp lấy vào làm chi phí bao gồm:

  • Hợp đồng kinh tế (tùy vào trường hợp mua bán xe cộ, máy móc…)
  • Biên bản giao nhận hàng hóa, tài sản…
  • Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản, hiện chưa có quy định bắt buộc khoản thanh toán trên 20tr phải thanh toán bằng chuyển khoản với trường hợp này
  • Bảng kê theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC

Hướng dẫn điền bảng kê 01/TNDN doanh nghiệp ghi như sau:

  • Tiêu thức ngày…. tháng… năm… dưới tiêu đề “Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn”: ghi ngày, tháng, năm Công ty lập bảng kê.
  • Tiêu thức ngày tháng năm mua hàng: ghi theo ngày tháng năm thực tế mua hàng trong tháng theo thứ tự thời gian mua hàng.
  • Tiêu thức ngày… tháng … năm… cuối bảng kê, trên phần ký tên, đóng dấu của Giám đốc/Chủ doanh nghiệp: ghi theo ngày Giám đốc/Chủ doanh nghiệp ký xác nhận bảng kê
  • Căn cứ vào số thực tế các mặt hàng trên mà đơn vị mua của người bán không có hóa đơn, lập bảng kể khai theo thứ tự thời gian mua hàng, doanh nghiệp ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê, tổng hợp bảng kê hàng tháng. Hàng hóa mua vào lập theo bảng kê này được căn cứ vào chứng từ mua bán giữa người bán và người mua lập trong đó ghi rõ số lượng, giá trị các mặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ, số CMND của người bán và ký nhận của bên bán và bên mua.
  •     Đối với doanh nghiệp có tổ chức các trạm nơi thu mua ở nhiều nơi thì từng trạm thu mua phải lập từng bảng kê riêng. Doanh nghiệp lập bảng kê tổng hợp chung của các trạm.

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng. dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi phí liên quan đến thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ

Khoản 2.5 Điều 4 Thông tư 96/2014/TNDN hướng dẫn:

–   Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản. (không phân biệt thanh toán chuyển khoản hay tiền mặt)

–   Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

–       Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

Khoản 2.15 Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước. do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ:

–   Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có các hóa đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.

–       Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh không có chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh

Khoản 2.16. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.

Ví dụ 10: Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định trong 4 năm với số tiền thuê là: 400 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Chi phí thuê tài sản cố định hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên 100 triệu đồng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.

–       Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định: chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh, quyền sử dụng thương hiệu. thì các khoản chi này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa không quá 03 năm.

– Trường hợp doanh nghiệp có góp vốn bằng giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu thì giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu góp vốn không tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Các khoản chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định

  1. a) Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ
  2. b) Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.

Quy định về tỷ giá hạch toán

Sai phạm thường gặp:

  • Xác định sai tỷ giá giao dịch thực tế, tỷ giá ghi sổ.
  • Sử dụng tỷ giá trên tờ khai hải quan để hạch toán giá trị hàng vào sổ sách.
  • Tính vào chi phí được trừ đối với trường hợp đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế là tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản phải thu có gốc ngoại tệ.
  • Điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế năm trước do đánh giá lại các khoản là tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản phải thu có gốc ngoại tệ,.. Phát sinh lỗ (trừ nợ phải trả), nhưng năm sau không điều chỉnh tăng TNCT đối với các khoản là là tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản phải thu có gốc ngoại tệ,.. đã đánh giá năm trước, năm sau phát sinh nghiệp vụ ghi sổ có TK 112, nợ TK 131.
  •     Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ với khoản Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ và Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ

Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính (hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015) :

“Điều 27. Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.

…3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC như sau:

  • Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
  • Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
  •     Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông Tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 sửa đổi nội dung TT 200/2014/TT-BTC

  1. Khoản 1.3 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ như sau:

“1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái:

  1. a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

– Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

  1. b) Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính:
  • Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các Khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản ngoại tệ.
  •     Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính;

Công văn số 2935/TCT-CS ngày 3/7/2017 của Tổng Cục thuế hướng dẫn Tiện đối với tỷ giá để tính thuế nhà thầu:

–   Giai đoạn trước ngày 01/01/2015: NTNN nhận được doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán để xác định doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNDN.

–       Giai đoạn từ ngày 01/01/2015 cho đến nay:

Trường hợp NTNN có tài khoản mở tại Ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam:

Trường hợp từ ngày 01/01/2015, NTNN nhận được doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của NHTM nơi NTNN mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán.

  •     Trường hợp NTNN không có tài khoản mở tại NHTM tại Việt Nam Đối với giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến trước ngày 04/01/2016 (ngày Quyết định số 2730/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành): Quy đổi doanh thu bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán. Đối với giai đoạn từ ngày 04/01/2016 cho đến nay: Quy đổi doanh thu bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước công bố theo Quyết định số 2730/QĐ-NHNN nếu trên tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán.

Công văn số 42325/CT-HTr ngày 23 tháng 06 năm 2016 của Cục thuế Hà Nội hướng dẫn Tỷ giá để xuất hóa đơn như sau:

–       Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá hạch toán, Công ty sử dụng tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại thường xuyên có giao dịch tại thời điểm đầu mỗi tháng làm tỷ giá xấp xỉ để hạch toán kế toán toàn bộ các giao dịch có gốc ngoại tệ phát sinh trong tháng theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của Bộ Tài chính thì Công ty có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ nêu trên khi lập hóa đơn GTGT.

Khoản lãi/ lỗ do chênh lệch tỷ giá có tính vào thu nhập /chi phí được trừ?

Công văn số 2327/TCT-Cs Ngày 15/06/2015, Tổng cục Thuế trả lời vấn đề này như sau:

–   Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

–       Khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN.

Hãy gọi ngay/ Nhắn tin Zalo 0867 239 945 hoặc 0345 161 539 khi Quý Khách hàng còn nhiều thắc mắc cần trao đổi, giải đáp.

Xem thêm:

Các sai phạm liên quan đến chi tài trợ

Bán nhiều giá – bán dưới giá vốn

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Beewow

BEEWOW ra đời với sứ mệnh đem đến các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán - nhân sự của khách hàng, một dịch vụ mà ở đó BEEWOW luôn thấu hiểu và đồng hành trong từng chặng đường hình thành và phát triển của các start-up, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước.