Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán 2024

NỘI DUNG CHÍNH

Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán 2024

Khái niệm về chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Theo Chuẩn mực Kế toán số 14, chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán được định nghĩa như sau:

Chiết khấu thương mại?

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Nếu người mua mua hàng với số lượng lớn và được giảm giá theo thỏa thuận hoặc theo điều khoản hợp đồng, thì khoản giảm giá này được gọi là chiết khấu thương mại.

Các hình thức chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại thực hiện từng lần.

Chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ.

Chiết khấu thương mại được lập khi kết thúc chương trình (kỳ).

Chiết khấu thanh toán?

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

Nếu người mua thanh toán trước thời hạn theo thỏa thuận hoặc điều khoản hợp đồng và được giảm giá, thì khoản giảm giá này được gọi là chiết khấu thanh toán.

Thời điểm phát sinh chiết khấu thương mại và

Ví dụ 1: Khách hàng B đăng ký sử dụng dịch vụ kế toán của BEEWOW ACC với gói phí dịch vụ là 6.000.000/năm. Khi khách hàng B đăng kí sử dụng dịch vụ trong 4 năm thì giá sẽ được giảm còn 5.400.000/năm.

⇒Chiết khấu thương mại phát sinh vào thời điểm tạo lập đơn hàng

Ví dụ 2: Khách hàng B đăng ký sử dụng dịch vụ kế toán của BEEWOW ACC trong vòng 4 năm. Hai bên thỏa thuận nếu khách hàng B thanh toán 1 lần toàn bộ số tiền tại ngày ký kết hợp đồng thì sẽ được nhận chiết khấu là 10%.

⇒Chiết khấu thanh toán phát sinh vào thời điểm bên mua tiến hành thanh toán.

Các quy định

Chiết khấu thương mại

Quy định về đăng ký với sở công thương

Luật Thương mại và Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ, quy định chi tiết về Luật Thương mại, không xem chiết khấu thương mại là một hình thức khuyến mại.

Do đó, khi thực hiện hoạt động chiết khấu thương mại, công ty không cần thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoặc đăng ký hoạt động khuyến mại theo quy định của Luật Thương mại và Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.

Quy định về cách xuất hóa đơn

Trường hợp 1: Chiết khấu thương mại thực hiện từng lần

Hóa đơn GTGT ghi rõ giá bán đã chiết khấu thương mại cho khách hàng, thuế GTGT, tổng thanh toán đã có thuế GTGT

Trường hợp 2: Chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ.

Số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

Trường hợp 3: Chiết khấu thương mại được lập khi kết thúc chương trình (kỳ).

Lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Lưu ý

Trường hợp Công ty lập riêng 01 (một) hóa đơn điện tử đối với khoản chiết khấu thương mại vào cuối mỗi kỳ bán hàng thì về nguyên tắc Công ty không ghi số âm đối với giá trị chiết khấu thương mại nêu trên.

Trường hp hóa đơn điện tử của lần mua cuối cùng (hóa đơn điện tử lập theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP , Thông tư s 78/2021/TT-BTC) chưa giảm khoản chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán thì công ty lập hóa đơn điều chỉnh giảm phần chiết khấu thương mại (ghi dấu âm) theo quy định tại tiết e khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC .

Hạch toán

Bên mua Bên bán
TH1: Chiết khấu thương mại thực hiện từng lần Nợ TK 156, 153, 152 ( Giá mua sau khi trừ CKTM)

Nợ TK 1331 ((Thuế GTGT tương ứng với giá mua sau khi trừ CKTM)

Có TK 111,112,331…(Tiền trả người bán)

Nợ TK 111,112,131… (Tiền thu khách hàng)

Có TK 511( Doanh thu sau khi trừ CKTM)

Có TK 3331 (Thuế GTGT tương ứng với Doanh thu sau khi trừ CKTM)

TH2: Chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ. Khi tính CKTM vào lần mua hàng cuối cùng:

Nợ TK 152,153,156 (Giá mua sau khi trừ CKTM)

Nợ TK 1331 ((Thuế GTGT tương ứng với giá mua sau khi trừ CKTM)

Có TK 111,112,331…(Tiền trả người bán)

Khi xuất riêng hóa đơn CKTM:

Nợ các TK 111, 112, 331…

Có các TK 152, 153, 156… (giá trị khoản CKTM của số hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị khoản CKTM của số hàng tồn kho đã tiêu thụ trong kỳ).

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

Khi tính CKTM vào lần mua hàng cuối cùng:

Nợ TK 111,112,131… (Tiền thu khách hàng)

Có TK 511( Doanh thu sau khi trừ CKTM)

Có TK 3331 (Thuế GTGT tương ứng với Doanh thu sau khi trừ CKTM)

Khi xuất riêng hóa đơn CKTM:

Nợ TK 511 (Chiết khấu thương mại)

Nợ TK 3331 (Thuế GTGT đầu ra được giảm)

Có TK 111,112,131…

TH3: Chiết khấu thương mại được lập khi kết thúc chương trình (kỳ). Nợ các TK 111, 112, 331…

Có các TK 152, 153, 156… (giá trị khoản CKTM của số hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị khoản CKTM của số hàng tồn kho đã tiêu thụ trong kỳ).

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

Nợ TK 511 (Chiết khấu thương mại)

Nợ TK 3331 (Thuế GTGT đầu ra được giảm)

Có TK 111,112,131…

Thời điểm giảm trừ doanh thu

Theo điểm b khoản 1 điều 81 của Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau:

– Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh;

– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:

+ Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).

+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).

Chiết khấu thanh toán

Quy định về cách xuất hóa đơn

Chiết khấu thanh toán được ghi nhận như là một chi phí tài chính mà bên bán chấp nhận chi trả cho bên mua, không phải là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa hai bên. Vì vậy, bên bán và bên mua chỉ lập phiếu thu và phiếu chi cho khoản chiết khấu thanh toán, không lập hóa đơn.

Quy định về thuế TNDN

Đối với bên bán: Chiết khấu thanh toán được tính là chi phí hợp lý và được trừ khi tính thuế TNDN khi có hợp đồng mua bán ghi rõ chiết khấu thanh toán và có chứng từ thanh toán đúng quy định.

Đối với bên mua: Căn cứ vào chứng từ thu tiền, khoản chiết khấu thương mại được tính vào khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

Hạch toán

Bên mua Bên bán
Chiết khấu thanh toán Nợ TK 111,112,132: số tiền CKTT

Có TK 515: : số tiền CKTT

Nợ TK 635: : số tiền CKTT

Có TK 111,112,131: : số tiền CKTT

Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán:

Nội dung Chiết khấu thương mại Chiết khấu thanh toán
Định nghĩa Là khoản người bán giảm giá cho người mua khi mua hàng đạt khối lượng nhất định theo thỏa thuận. Là khoản giảm trừ trực tiếp vào giá trị thanh toán  khi người mua thanh toán tiền trước thời hạn thỏa thuận.
Hóa đơn Trừ trực tiếp vào đơn giá hoặc thể hiện số tiền chiết khấu trên hóa đơn hoặc xuất hóa đơn chiết khấu điều chỉnh giảm cho bên mua. Không trừ vào giá trị trên hóa đơn.

Không xuất hóa đơn

Tác động đến doanh thu/chi phí – Bên bán: Giảm doanh thu ghi nhận.
– Bên mua: Trừ trực tiếp vào giá trị hàng hóa mua vào.
– Bên bán: Không làm giảm doanh thu ghi nhận, được ghi nhận là khoản chi phí tài chính.
– Bên mua: Không trừ vào giá trị hàng hóa mua vào, ghi nhận là một khoản doanh thu hoạt động tài chính
Tác động đến thuế của doanh nghiệp Làm giảm thuế GTGT và thuế TNDN do trừ trực tiếp vào doanh thu. Là khoản chi phí bên bán/doanh thu hoạt động tài chính bên mua nên có tác động tương ứng với việc giảm/tăng thuế TNDN.
Áp dụng Đẩy nhanh hàng tồn kho, nhất là những mặt hàng có hạn sử dụng ngắn, nhanh lỗi thời. Góp phần thu hồi nợ nhanh, tăng vòng quay vốn kinh doanh.

>> Xem thêm:

Chiết khấu thương mại, Giảm giá hàng bán, Hàng bán bị trả lại 

Phân biệt Chi nhánh hạch toán độc lập và Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Điền thông tin chi tiết để được tư vấn!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Shopping Basket