Quà tặng nhân viên 8/3 có được trừ chi phí không?

NỘI DUNG CHÍNH

Chi quà tặng 8/3 cho lao động nữ được xem là một trong những phúc lợi của doanh nghiệp đối với người lao động.

Các khoản có tính chất phúc lợi là khoản lợi ích vật chất NLĐ nhận được ngoài những khoản lương thường đã thỏa thuận nhằm hỗ trợ về đời sống cho NLĐ.

Các khoản chi có tính chất phúc lợi gồm có:

  • Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;
  •         Chi nghỉ mát;
  • Chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;
  • Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; • Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động;
  • Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 TT96/2015/TT-BTC)
  • Một số khoản chi cụ thể như sau:

–   Chi phí mua hàng hóa bên ngoài để làm quà trung thu, quà tết cho cán bộ, công nhân viên (CV số 4003/TCT-CS ngày 17/10/2016), lì xì mừng năm mới ( CV số 2489/CT-TTHT ngày 24/03/2016)

–   Chi lễ 8/3, 1/6, sinh nhật, sinh con, trung thu (CV số 5435/TCT-CS ngày 27/11/2017)

–   Khoản chi phí xét nghiệm Covid-19, tiêm vắc-xin cho người lao động (CV số 31557/CTHN-TTHT ngày 13/8/2021 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế liên quan đến các khoản chi phí cho người lao động trong dịch Covid-19)

Về thuế thu nhập doanh nghiệp

– Ngày 10/10/2014 Bộ tài chính ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC, có hiệu lực 15/11/2014. Tại điều 1 có quy định về các khoản chi có tính chất phúc lợi nêu trên sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, được áp dụng từ năm 2014.

=> Vậy là bắt đầu từ năm 2014 nếu doanh nghiệp có chi các khoản phúc lợi nêu trên sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu có đủ hóa đơn – chứng từ theo quy định.

– Nhưng không phải tất cả phần chi phí phúc lợi đều được tính hết mà sẽ bị không chế: Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế đã chi trả trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

(Theo Điều 4 của thông tư 96/2015/TT-BTC) – Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC)

Lưu ý:

+ Về hồ sơ chứng từ:

–   Phải được quy định trong quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của DN

–   Phải có giấy đề nghị, và có sự phê duyệt của giám đốc

–   Có hóa đơn – chứng từ đầy đủ. Đối với các khoản chi có HĐ mà tổng thanh toán trên hóa đơn từ 20 triệu trở lên (ví dụ như nghỉ mát) thì phải chứng từ không dùng tiền mặt.

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC:

Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Điểm 2.25, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, quy định

“Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế)”

Tháng lương bình quân thực tế thực hiện = Tổng quỹ lương thực hiện /12 tháng 

Vậy việc doanh nghiệp chi quà tặng 8/3 cho lao động nữ sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định.

——————–

Hãy gọi ngay/ Nhắn tin Zalo 0934 049 636 hoặc 0345 161 539 khi Quý Khách hàng còn nhiều thắc mắc cần trao đổi, giải đáp.

Xem thêm:

Doanh nghiệp có cần xây dựng định mức sản xuất?

Quy định về thời điểm ghi nhận doanh thu

 

Điền thông tin chi tiết để được tư vấn!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Shopping Basket